Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Gia lai và Kontum
Ngày đăng: 11:48 01/02/2018
Lượt xem: 8.309

Sau ngày thống nhất đất nước, đồng bào Tây Nguyên không còn dịp để đón Bác Hồ vào thăm. Với nỗi niềm thương nhớ khôn xiết, đồng bào đã tự nguyện đóng góp công sức của mình cùng với Nhà nước làm nhà Lưu niệm bằng cả tấm lòng "không được đón Bác vào thăm thì làm nhà rước Bác về ở", để rồi bà con và các thế hệ con cháu luôn được đến "gặp và thăm" Bác ngay tại mảnh đất Tây Nguyên bao la hùng vĩ này...
 


Bảo tàng hồ chí minh-chi nhánh Gia lai và Kontum

 
Nhà Lưu niệm nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum được khởi công xây dựng từ ngày 2/9/1982 tại khu vực trung tâm thành phố Pleiku. Nhà được xây dựng kiên cố, có cấu trúc giống như nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc với những nét hoa văn đẹp và thoáng. Công trình được đưa vào sử dụng từ năm 1984, từng bước hoạt động nền nếp, hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân 2 tỉnh. Quần thể khu Bảo tàng và sự đổi mới chỉnh lý trưng bày cả về nội dung, mỹ thuật đã tạo ra diện mạo riêng, mang đậm nét sắc thái của Tây Nguyên. Hiện nay Bảo tàng đã sưu tầm được 700 hiện vật, 2.353 tài liệu, tranh, ảnh có giá trị lịch sử liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó có 253 hồ sơ đã được nghiên cứu, xác minh khoa học và đã được trưng bày. Đặc biệt trong số hiện vật đã sưu tầm được có những hiện vật quý "độc nhất vô nhị" như bức tượng Bác Hồ bằng đồng mà Chi bộ E3 (nay là xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) đã lưu giữ từ năm 1962 - 1967 để làm công tác tuyên truyền cách mạng và tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Hoặc pho tượng toàn thân của Bác Hồ do ông Đinh Thanh Hoàn tạc bằng gỗ hương - loại gỗ quý hiếm ở Tây Nguyên, thể hiện lòng sắt son, tôn kính đối với Bác. Bảo tàng còn sưu tầm được nhiều bộ triển lãm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực như: "Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số Việt nam, Bác Hồ với công tác xây dựng Đảng, Bác Hồ với Quốc hội, Gia Lai 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh... 
 
Từ khi thực hiện dự án đổi mới trưng bày, Bảo tàng còn sưu tầm những tài liệu, hiện vật, hình ảnh có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. Bảo tàng cũng tổ chức được Hội thảo dịch thuật các chú thích ảnh, tài liệu trưng bày và bức thư của Bác gửi "Đại hội đoàn kết các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku ngày 19/4/1946" ra các thứ tiếng Ba Na, Jơrai và Sê Đăng; dịch thuật và lồng tiếng 2 bộ phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Jơrai và Ba Na... 
 
20 năm qua Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum đã liên tục mở cửa đón hàng trăm nghìn đoàn đến tham quan, đặc biệt là trong các ngày lễ, Tết cổ truyền của dân tộc với hơn 1,1 lượt triệu người, trong đó có hơn 300 lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Tất cả các già làng, trưởng bản đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh đều có chung một tâm sự: Mỗi lần về thăm Bảo tàng coi như một lần được ở bên Bác, được Bác âu yếm và dặn dò nhiều điều trong cuộc sống. Ông Phan và ông Đình ở huyện Chưprông đã ghi vào sổ lưu niệm tại Bảo tàng nhân dịp lần đầu đến tham quan: "Những ai đó nếu còn bận rộn với sự bon chen trong cuộc sống đời thường, xin hãy bớt chút thời gian vào thăm nơi này mới thấy được truyền thống hào hùng của dân tộc, sự hy sinh xương máu của bao lớp người, chắc tâm hồn sẽ được cao đẹp hơn và nhân từ hơn...". Bảo tàng còn tổ chức hàng trăm buổi lễ báo công, dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm, kết nạp Đảng, Đoàn và nhiều hình thức hoạt động phong phú khác. 
 
Những cán bộ, nhân viên thuộc các thế hệ được giao nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người đã làm tăng thêm niềm tin, niềm tự hào dân tộc ở mỗi người dân đến thăm nơi đây để rồi giữ vững mối đoàn kết, ra sức thi đua lao động, đáp ứng lòng mong mỏi của Bác "Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành./. 

Địa chỉ: Tây Sơn, Thành phố Pleiku, Gia Lai
 

Các chi nhánh khác

Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó-Cao Bằng

Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào-Tuyên Quang

Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.

Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang-Hà Nội

Nhà số 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi nhà này có hai lối ra vào là 48 phố Hàng Ngang và 35 phố Hàng Cân.

Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là một miền quê giàu có về di tích lịch sử, là nơi có truyền thống cách mạng, nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.

Quảng trường Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh, Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Thừa thiên Huế

Thừa Thiên Huế, mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước giai đoạn 1895 -1901 và 1906 - 1909. Chính nơi đây đã góp phần hun đúc và hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Quân khu 5

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5, tọa lạc tại số 01 đường Duy Tân, được khởi công xây dựng vào năm 1976 tại thành phố Đà Nẵng. Ngày 19 tháng 5 năm 1977, Bảo tàng chính thức đi vào hoạt động, và được xếp hạng là bảo tàng Quốc gia hạng hai vào năm 1995. Nơi đây, theo nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 5, ngôi Nhà sàn và ao cá Bác Hồ được dựng lại theo tỷ lệ 1/1 đúng với di tích ở Thủ đô Hà Nội.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận khánh thành ngày 19-5-1986, nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước

Di tích Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Di tích cách trung tâm thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hơn 1 km, trên khuôn viên rộng 3,6 ha, gồm có nhà trưng bày, khu mộ và một số công trình văn hoá khác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long khánh thành ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi