Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Chiếc áo Bác tặng
Ngày đăng: 05:24 16/05/2020
Lượt xem: 2.818

Từ năm 1951 đến 1969, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội (tiền thân là Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ. Người không chỉ đến thăm nơi đoàn đóng quân mà còn gặp gỡ, động viên, khen ngợi và viết thư thăm hỏi các nghệ sĩ diễn viên của đoàn. Với các anh chị em nghệ sĩ, mỗi lần được biểu diễn phục vụ Bác vừa là vinh dự lớn lao, đồng thời cũng luôn khắc ghi những kỉ niệm về Bác trong ký ức của mình. 

Nghệ sỹ ưu tú (NSƯT) Linh Nhâm tên thật là Trần Linh Nhâm, quê ở Hàng Kênh, Hải Phòng là người có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Năm 19 tuổi, Linh Nhâm được tuyển vào Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị với vai trò là ca sĩ chuyên hát bè trầm trong dàn hợp xướng. Những năm 1960 của thế kỷ 20, chị biểu diễn hầu khắp chiến trường ác liệt nhất, từ Tây Nguyên cho tới Nam Lào, từ “chảo lửa” miền Trung cho tới chiến trường Campuchia... mang tiếng hát, tiếng thơ ngọt ngào, trữ tình và sâu lắng của mình để phục vụ chiến sỹ ngoài mặt trận. Đặc biệt từ năm 1959 đến khi Bác qua đời, NSƯT Linh Nhâm nhiều lần được vào Phủ Chủ tịch biểu diễn phục vụ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao, được Bác tặng quà và chụp ảnh cùng...
 

 

Áo len Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nghệ sĩ Ưu tú Linh Nhâm, năm 1967. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

 
Xúc động nhớ lại những lần được gặp Bác, bà chia sẻ: Sau mỗi lần biểu diễn, Bác - cháu thường trò chuyện với nhau. Bác hỏi thăm tôi chuyện gia đình, công việc. Biết tôi làm Bí thư Đoàn thanh niên của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, Bác thường hỏi xem công tác Đoàn ở đơn vị thế nào? Rồi Bác chỉ bảo: Cháu làm công tác thanh niên thì phải luôn năng động, sáng tạo và phải nghĩ ra các phong trào để thanh niên làm đầu tàu thực hiện.
Một lần nghe Linh Nhâm hát dân ca, Bác hỏi: “Cháu có biết ngâm thơ không?”. Chị liền thưa: “Dạ, cháu chưa biết ạ!”. Bác lại bảo: “Giọng cháu tốt đấy. Cháu hãy tập ngâm thơ xem, để có thêm nhiều tiết mục phục vụ cho bộ đội”- Nghệ sỹ Linh Nhâm cho biết.
Trở về theo gợi ý của Bác, Linh Nhâm quyết tâm tập luyện. Có những khi  biểu diễn phục vụ bộ đội, chị thường lấy các bài thơ trên báo tường ra tập ngâm và phục vụ luôn chiến sỹ. Hồi đó, chị đã học cách ngâm thơ qua Đài phát thanh, nghe các giọng ngâm của các liền chị như Trần Thị Tuyết và Châu Loan, chị đã tìm ra phong cách cho riêng mình. Đó là lối ngâm thơ hiện đại, phù hợp với không khí chiến đấu nhưng vẫn không kém phần sâu lắng, trữ tình.
Bà kể cho chúng tôi nghe về bài thơ đầu tiên mới bắt đầu của mình “Lá thư bến tre” của nhà thơ Tố Hữu. Trong lần vào Phủ Chủ tịch biểu diễn, chị khoe với Bác về cố gắng luyện tập của mình, nghe chị ngâm xong Bác liền bảo: “Cháu đã biết ngâm thơ rồi đấy, nhưng hơi thở còn ngắn lắm!”. Rồi Bác đứng dậy để thị phạm luôn. Bác bảo: “Cháu phải lấy hơi vào thật sâu, giữ lại ở dưới bụng khoảng mấy giây rồi từ từ đưa hơi ra thì hơi mới dài được”… Từ những lời khuyên nhủ của Người, Nghệ sĩ Linh Nhâm quyết tâm học cách ngâm thơ và đã thành công. 
Đầu năm 1967, trước khi chuẩn bị vào chiến trường khu IV phục vụ bộ đội, chị Linh Nhâm vinh dự được mời vào Phủ Chủ tịch ăn cơm cùng Bác. Sau đó, bà được Bác tặng chiếc áo len kiểu gilê, lọ thuốc trừ muỗi và một lát sâm trắng với lời căn dặn: “Áo cháu mặc lúc lạnh, còn trong rừng rất nhiều muỗi, cháu lấy thuốc ra bôi, sâm thì cháu ngậm lúc nào thấy mệt”. Chính những lời động viên của Bác cùng với sự nỗ lực, cố gắng trong hoạt động nghệ thuật, năm 1984 bà Trần Linh Nhâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.
 

 
Hơn 40 năm trân trọng gìn giữ chiếc áo len Bác tặng như một kỷ vật vô giá, năm 2009, NSƯT Linh Nhâm trao tặng chiếc áo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh và được trưng bày trong nhiều cuộc triển lãm chuyên đề. Chiếc áo thể hiện sự quan tâm của Bác và là động lực, nguồn cổ vũ lớn lao để các nghệ sĩ vượt lên những khó khăn, thật sự là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.

Phí Thị Hồng Vân

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

Các bài viết khác

Xuân về nhớ thơ Bác
11/02/2024
83 lượt xem
Mùa Xuân nghĩ về Đảng
08/02/2024
55 lượt xem
"Chỉ sợ lòng dân không yên"
16/03/2023
934 lượt xem
Nơi yên nghỉ của Bà Nội Bác Hồ
25/09/2022
3.311 lượt xem
Quê hương vọng mãi lời Người
14/06/2022
1.077 lượt xem
Bác Hồ với quê hương Nam Đàn
03/09/2021
3.341 lượt xem
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi