Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 15/12/2020, Đoàn công tác của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các đơn vị trong Hệ thống đã dâng hương, hoa viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm mộ cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh; đồng chí Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn công tác viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương. Ảnh: BTHCM







Đoàn công tác dành một phút mặc niệm tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày, giết hại tại Nhà lao Côn Đảo. Ảnh: BTHCM




Đoàn công tác viếng và thắp hương tưởng nhớ Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong...

...và Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Ảnh: BTHCM

Đoàn công tác viếng mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu...



...nghe Hướng dẫn viên giới thiệu về tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của liệt sĩ Võ Thị Sáu. Ảnh: BTHCM
Nghĩa trang Hàng Dương là một địa danh tâm linh nổi tiếng tại Côn Đảo, là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại nhà tù.
Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, gồm 3 khu : khu A, khu B và khu C. Theo số liệu ước định có khoảng: 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù đầu tiên được lập ở khu vực Chuồng Bò, còn gọi là di tích Bãi Sọ người, sau dời lên Hàng Keo. Đến sau năm 1934 và nhất là giai đoạn năm 1941, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã có hàng ngàn tù nhân ở hệ thống nhà tù Côn Đảo bị giết hại. Nghĩa địa Hàng Keo hết chỗ, thực dân Pháp phải mở thêm nghĩa địa để chôn tù. Đó chính là Nghĩa trang Hàng Dương hôm nay. Tính đến ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng (1975), ước tính có khoảng 6.000 tù nhân bị giết hại an nghỉ tại đây.
|
Phòng Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh