Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc - một trong những người sáng lập, ra số đầu tiên.
Thời gian: 1-4-1922
Nguồn trích :

- Báo Le Paria, số 1, ngày 1-4-1922. 

Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, báo Le Paria
Nội dung sự kiện :

Tháng 4, ngày 1

Báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc - một trong những người sáng lập, ra số đầu tiên.

Tờ báo được in trên khổ giấy 36 x 50cm. Phía trên, bên cạnh tên chính của tờ báo bằng chữ Pháp: Le Paria còn có tên báo bằng chữ Arập ở bên trái và chữ Hán ở bên phải: Lao động báo. Tiêu đề của báo là Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa1).

Địa chỉ của tờ báo: số 16 phố Giắccơ Calô (Jacques Calot), Pari VI2).

Số 1 có đăng Lời kêu gọi, nêu rõ mục đích, tôn chỉ của tờ báo: Báo Le Paria ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Mađagátxca, ở Đông Dương, Ăngti và Guyannơ.

Báo Le Paria tố cáo sự lạm quyền về chính trị, độc đoán về hành chính, bóc lột về kinh tế mà nhân dân trên các lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại là nạn nhân.

Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hô hào họ tổ chức lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái. “Báo Le Paria là vũ khí để chiến đấu. Sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”. Trên trang nhất số báo này có đăng thông báo về đề tài Sân khấu Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trình bày trong chương trình sinh hoạt tháng 4-1922 của Câu lạc bộ Phôbua.

------------------------------

1) Tiêu đề này về sau có thay đổi: - Từ số 21 (tháng 12-1923) đến số 35 (tháng 5-1925) tiêu đề ghi: Diễn đàn của vô sản thuộc địa. - Số 36 - 37 (tháng 9 và tháng 10-1925) tiêu đề ghi: Cơ quan của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. - Số 38 (tháng 4-1926) tiêu đề ghi: Cơ quan của Hội Liên hiệp thuộc địa.

2) Từ số 8 (tháng 11-1922) trên báo ghi trụ sở: số 3 phố Mácsê đê Patơriácsơ (Marché des Patriarches), Quận 5, Pari.

Các bài viết khác

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi