Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Quân đội nhân dân Việt Nam do Bác Hồ sáng lập đã có một lịch sử vẻ vang trên 3/4 thế kỷ. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, quân đội ta đã thực hiện xuất sắc lời dạy ân cần của Bác - người cha thân yêu của lực lượng vũ trang: “Trung với Nước, hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh chính là chân lí và sự thật trên con đường đi tới của cách mạng Việt Nam. Bởi thế, việc gìn giữ và phát huy tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh đồng nghĩa với việc bảo vệ chân lí và sự thật trong di sản tinh thần của dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Người, là di sản quý báu đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động nhanh chóng và khó lường như hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng đó của Người vào công tác đối ngoại, trong đó có đối ngoại quân sự, quốc phòng là việc làm hết sức cần thiết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào đổi mới, hội nhập, phát triển đem lại cho Đảng ta những chỉ dẫn vô cùng quý giá, là chân lý bền vững của muôn đời. Những chỉ dẫn đó không chỉ là lý luận mà còn là phương pháp, trước hết là phương pháp luận duy vật biện chứng...
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”. Bài báo tuy rất ngắn gọn, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao và đặc biệt sâu sắc về tư tưởng, trong đó những tư tưởng của Người về “dân”, “dân là chủ và dân làm chủ”, “dân vận khéo” vẫn còn nguyên giá trị thời sự, cần được Đảng, Nhà nước ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Sự nghiệp trồng người - giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” cho Báo Pravđa (Liên Xô cũ), Người không những khẳng định ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng này mà còn chỉ ra những vấn đề cơ bản của các mạng xã hội chủ nghĩa.
Để xây dựng Đảng, theo Hồ Chí Minh, cũng như mọi công việc khác, “thực hành dân chủ rộng rãi” là phương thuốc để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh và loại trừ những kẻ thoái hóa, biến chất, quan liêu - những kẻ “miệng nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ”.
Trong hệ thống di sản tinh thần vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về đoàn kết, hợp tác quốc tế là định hướng chiến lược quan trọng cho đường lối, chính sách đối ngoại nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung.
Năm 2019 - tròn 70 năm Bác Hồ viết tác phẩm “Dân vận” (15/10/1949 - 15/10/2019), một tác phẩm có ý nghĩa to lớn trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cho đến cuối đời, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đau đáu về chữ "liêm" trong xây dựng đạo đức cách mạng cho Đảng.
Năm nay, vừa tròn 50 năm toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện Di chúc của Bác Hồ. Nhân dịp trọng thể này, các cấp, các ngành trong cả nước và mỗi một chúng ta sẽ đọc lại bản Di chúc lịch sử, thêm một lần nghiền ngẫm, nghĩ suy, ghi nhớ những lời căn dặn trước lúc Người đi xa. Và, điều quan trọng lớn lao, có ý nghĩa thiết thực hơn là đánh giá, kiểm điểm lại những gì đã làm được và những gì chưa làm.
Cách đây 50 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc thiêng liêng - tài sản tinh thần vô giá cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta. Được xếp hạng bảo vật quốc gia (quốc bảo), Di chúc của Bác là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại; chứa đựng những giá trị lý luận - thực tiễn vượt thời gian; là sự tiên liệu những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; thể hiện tình yêu thương vô hạn dành cho đồng bào, đồng chí, cùng bè bạn khắp năm châu; phản ánh khát vọng cháy bỏng của một con người suốt đời một lòng, một dạ phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo sư Carl Thayer là một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia. Ông đã sang Việt Nam nhiều lần và từng học tiếng Việt. Trong các chủ đề nghiên cứu về Việt Nam, ông cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn bản mà ông cho rằng đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại và là một di sản đối với người dân Việt Nam.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những điều Bác viết trong Di chúc trước lúc vĩnh biệt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn còn in đậm trong trí nhớ mỗi người Việt Nam yêu nước, thậm chí có người đã thuộc lòng từng trang, từng đoạn.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa đối với các thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ. Những quan điểm, tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người đã được thể hiện một cách đầy đủ và sinh động qua những việc làm cụ thể, những bài nói, bài viết, những bức thư tràn đầy tình cảm mà Người dành cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chính Người đã đặt nền móng tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí cách mạng Việt Nam. Lúc đương thời, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Người luôn quan tâm đến công tác báo chí. Người cho rằng báo chí là vũ khí chính trị, tư tưởng sắc bén, là lĩnh vực quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
Cách mạng Tháng Tám thành công - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết, đó là: chống đói; chống dốt; Tổ chức Tổng tuyển cử; Xoá bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hoá mới, đạo đức mới, đạo đức cách mạng; Xóa bỏ những thứ thuế bóc lột vô nhân đạo; Thực hiện tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết.