Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện
Đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.
Phấn đấu có ít nhất 05 di sản được UNESCO công nhận
Đến năm 2030, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao.
Phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 05 di sản được UNESCO ghi danh theo công ước của UNESCO.
Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương.
Hàng năm có 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng được công bố.
Doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP…
Đình Tân Trào được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội trong hai ngày 16 và 17/ 8/1945.
11 nhiệm vụ, giải pháp
Để đạt mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp như:
1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyền truyền về phát triển văn hóa;
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý;
3. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện;
4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế;
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa;
6. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc;
7. Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa.
8. Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa.
9. Tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật.
10. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyên đổi số trong lĩnh vực văn hóa.
11. Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.
Tại Quyết định, phân công cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện:
- Chủ trì, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; đôn đốc các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Chiến lược này.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩ m quyền ban hành cơ chế, chính sách, nhấtlà cơ chế phối hợp liên ngành, các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các tô chức, doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính xây dựng dữ liệu lớn (big data) về văn hóa nghệ thuật Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước, phổ biến, truyền bá, truyền dạy văn hóa Việt Nam.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai Chiến lược. Đánh giá rút kinh nghiệm công tác thực hiện Chiến lược vào năm 2025 để có bài học kinh nghiệm thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho giai đoạn 2026 - 2030 (nếu cần thiết).
Phòng Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh