Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn chào mừng Hội nghị thế giới lần thứ 13 chống bom nguyên tử và bom khinh khí tổ chức ở Nhật Bản
Thời gian: 7-1967
Nội dung

Tháng 7, trước ngày 31

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn chào mừng Hội nghị thế giới lần thứ 13 chống bom nguyên tử và bom khinh khí tổ chức ở Nhật Bản. Nội dung bức điện nêu rõ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản và các lực lượng tiến bộ trên thế giới đòi hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật và đòi triệt để cấm sử dụng bom nguyên tử và bom khinh khí. Nhân dịp này, Người thay mặt nhân dân Việt Nam cảm ơn sự ủng hộ mạnh mẽ của Hội đồng Nhật Bản chống bom khinh khí, của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

 

 

Nguồn trích:

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.360.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, gửi, Hội nghị, bom nguyên tử, bom khinh khí, Nhật Bản
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng huy hiệu của Người
Thời gian: 29-7-1967
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu của Người tặng:

- Anh Nguyễn Văn Sáng, Trung đội trưởng tự vệ Khu phố 5,  thị xã Hải Dương, là thương binh, cụt một tay vẫn chỉ huy chiến đấu bắn trả máy bay Mỹ.

- Đinh Thanh Thúy, dược sĩ bệnh viện Hải Dương, là thương binh cụt một chân vẫn tích cực công tác và lao động.

- Chị Nguyễn Thị Đông, Thuyền trưởng tàu “Ba đảm đang”, Công ty Vận tải đường thủy Hà Nội, cùng chị em điều khiển, quản lý tốt tàu thuyền.

- Anh Nguyễn Quang Sinh: phi công đơn vị E923, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, dũng cảm chiến đấu bắn rơi một máy bay Mỹ.

- Anh Nguyễn Văn Lý, phi công đơn vị E921, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, dũng cảm bắn rơi một máy  bay Mỹ.

 

Nguồn trích:

- Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, tặng, huy hiệu, Nguyễn Văn Sáng, Hải Dương, Đinh Thanh Thúy, Hải Dương, Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Quang Sinh, Nguyễn Văn Lý
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị trao đổi ý kiến về vấn đề tù binh Mỹ; gửi tặng huy hiệu
Thời gian: 28-7-1967
Nội dung

9 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị trao đổi ý kiến về vấn đề tù binh Mỹ.

Trong ngày, Người gửi huy hiệu tặng:

- Anh Phạm Văn Điền, thương binh xã An Lưu, Hải Dương, là thương binh loại đặc biệt, hỏng cả hai mắt, cụt hai tay vẫn tiếp tục chiến đấu.

- Bác sĩ Quang, Trưởng Ban ngoại I, Viện Quân y 5, tận tụy nghiên cứu chữa cho nhiều thương binh nặng khỏi bệnh.

- Hộ lý Nguyễn Thị Huệ, Viện Quân y 5, tận tình phục vụ thương binh.

- Anh Vũ Bá Cát, khối 13, khu Hoàn Kiếm, Hà Nội, thương binh, tận tụy phục vụ nhân dân khu phố.

- Anh Tạ Xuân Đạo, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, thương binh cụt hai chân vẫn cần cù lao động, sản xuất chăn nuôi giỏi.

- Chị Nguyễn Thị Hồi, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội, vợ liệt sĩ, tích cực tăng gia sản xuất, tham gia phong trào phụ nữ, có hai con đi bộ đội chống Mỹ.

- Anh Vũ Văn Hải, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, thương binh, tích cực tham gia công tác ở địa phương.

- Anh Phạm Hồng Viên, khối 76, khu Đống Đa, Hà Nội, thương binh, tham gia phục vụ chiến đấu ở khu phố đạt thành tích cao.

 

 

Nguồn trích:

 - Biên bản Họp Bộ Chính trị lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương, khóa III.

 - Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, họp, Bộ Chính trị, tặng, huy hiệu, Phạm Văn Điền, An Lưu, Hải Dương, Bác sĩ Quang, Viện Quân y, Nguyễn Thị Huệ, Vũ Bá Cát, Hoàn Kiếm, Tạ Xuân Đạo, Kim Chung, Đông Anh, Nguyễn Thị Hồi, Nguyên Khê, Vũ Văn Hải, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Phạm Hồng Viên, Đống Đa
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới Thủ tướng Phiđen Caxtơrô và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa Cuba; gửi tặng huy hiệu của Người
Thời gian: 26-7-1967
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới Thủ tướng Phiđen Caxtơrô và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa Cuba, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14, ngày Khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Cuba.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu của Người tặng:

- Anh Lê Văn Lý, công nhân Nhà máy cơ khí Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, có thành tích phát huy sáng kiến, ham học, ham làm.

- Cụ Dương Văn Chắt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tuy tuổi cao vẫn tận tụy với công việc.

- Anh Ngô Quý Vận, công nhân Tổng cục Đường sắt, có thành tích bảo vệ đầu máy.

- Em Tiếp, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, dũng cảm cứu hai em nhỏ khỏi chết đuối.

 

Nguồn trích:

- Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Báo Nhân Dân, số 4855, ngày 26-7-1967.

 

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, điện, Phiđen Caxtơrô, Cuba, tặng, huy hiệu. Lê Văn Lý, Dương Văn Chắt, Ngô Quý Vận, Tiếp, Cẩm Phả, Quảng Ninh, Sở Giao thông, Đường sắt, Minh Khai, Từ Liêm
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai giáo sư người Pháp Râymông Ôbrắc và Hécbe Máccôvích
Thời gian: 24-7-1967
Nội dung

Tại nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai giáo sư người Pháp Râymông Ôbrắc và Hécbe Máccôvích 1). Người hỏi thăm bà Luxy Ôbrắc và các cháu, nhất là cháu Êlidabét và rất hài lòng nhận quả trứng bằng đá quý mà Êlidabét gửi tặng Người. Sau khi ông Ôbrắc nói về sứ mệnh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lịch sử Việt Nam, cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta và yêu cầu Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì sẽ có nói chuyện. Người đề nghị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày mai tiếp ông Ôbrắc và bạn của ông để giải thích tình hình và giải đáp các câu hỏi của họ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho ông Ôbrắc món quà gửi Êlidabét, ôm hôn ông thắm thiết để chia tay.

---------------------------------------------

1) Ông Râymông Ôbrắc quen Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hội nghị Phôngtennơblô. Người đã ở nhà ông Ôbrắc khi lưu lại Pari. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận đỡ đầu cháu Êlidabét, con thứ ba của ông bà Ôbrắc.Ông Hécbe Máccôvích, nhà sinh học phân tử học làm việc tại Viện Paxtơ Pari.

Hai ông đến Việt Nam với sứ mệnh làm “sứ giả” giữa Oasinhtơn và Hà Nội với mục tiêu tiến tới gặp gỡ người đại diện có thẩm quyền của hai Chính phủ Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước hoặc sau việc ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Với sứ mạng bí mật, hai ông đến Việt Nam với nhiệm vụ công khai là phái viên của Viện Paxtơ sang làm việc với Phòng Vệ sinh dịch tễ Hà Nội.

 

 

Nguồn trích:

-  Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ: Tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari, Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1990, tr.223-224.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.220.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Pháp, Râymông Ôbrắc, Hécbe Máccôvích
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi