Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Chỉ mở cửa buổi sáng, từ 8h00 đến 12h00
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh
Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn còn một số người có nhận thức chưa đúng, thậm chí những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị đã phê phán, phủ nhận giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần nhận diện, bác bỏ những luận điệu sai trái này.
Người nhấn mạnh cách mạng muốn thành công, trước hết phải tập hợp lực lượng cách mạng, muốn thức tỉnh dân tộc đi theo con đường cách mạng thì trước hết phải giác ngộ cách mạng cho thanh niên và từ thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh dân tộc. Chính vì vậy, khi truyền bá tư tưởng cách mạng vào trong nước, Hồ Chí Minh đã chọn đối tượng đầu tiên là lực lượng thanh niên để phát triển phong trào cách mạng.
Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (CAND) chứa đựng biết bao giá trị to lớn, trong đó nổi bật là giá trị nhân văn, mãi mãi trường tồn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm, yêu cầu về liêm, chính đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trên nhiều bình diện, ở nhiều tầng bậc; qua đó, thể hiện một trí tuệ uyên bác, tầm nhìn chiến lược sâu rộng, phẩm chất đạo đức mẫu mực của một lãnh tụ kiệt xuất. Hiện nay, những chỉ dẫn đó của Người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 được ví như tuyên ngôn, cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa và cách mạng, có ý nghĩa khai sáng, mở đường cho cách mạng Việt Nam, nhất là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; định hình những quan điểm, nguyên tắc cơ bản cho thời kỳ đó và tiếp tục được bổ sung, phát triển trong nhiều năm tiếp theo.
Tháng 9-1943, khi còn trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết về ý nghĩa của văn hóa và dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc. Sau 80 năm nhìn từ hôm nay, những quan điểm đó vẹn nguyên giá trị, soi đường cho quốc dân đi.
Văn hóa Hồ Chí Minh là toàn bộ di sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho dân tộc, cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Văn hóa, tư tưởng và cuộc đời của Người là lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu hy sinh, phấn đấu. Tinh hoa văn hóa Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hàng ngũ của các dân tộc tiên phong của thời đại, có ý nghĩa to lớn đối với đất nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Ngay từ ngày thành lập Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Cho đến ngày nay, những tư tưởng của Người về xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa định hướng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Mỗi độ Tết, Xuân về, người Việt Nam thường nghĩ về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Những câu chuyện, sự kiện về Đảng, Bác Hồ trong những ngày Xuân -Tết không hoàn toàn mới, nhưng không bao giờ cũ, nhất là ý nghĩa đối với hiện tại và tương lai.
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã có những quyết định sáng suốt, kịp thời chỉ đạo cách mạng Việt Nam: Xây dựng căn cứ địa cách mạng, thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng và phát triển Khu giải phóng, thành lập lực lượng vũ trang chính quy đầu tiên... Những điểm nhấn này đã tạo nên bước phát triển quan trọng đối với phong trào cách mạng Việt Nam, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 giành thắng lợi trọn vẹn.
Sinh thời, nghiên cứu tư duy đối ngoại Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét “Đường lối chiến lược, sách lược ngoại giao và hoạt động quốc tế của Người là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (lấy cái không thể thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi). Người kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, khơi nguồn triệt để sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội”(1).
Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nếu các đối thủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có quân đội “nhà nghề”, được trang bị những vũ khí hiện đại thì Chủ tịch Hồ Chí Minh phải xây dựng quân đội cách mạng trong điều kiện bí mật và thiếu thốn về khí tài, vật dụng chiến tranh. Với phương châm “Người trước, súng sau”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí để từng bước nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của Quân đội cách mạng.
Hệ thống các quan điểm lý luận về văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo những lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của Người về văn hóa dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.
Bắt đầu từ cuộc Cách mạng Tháng Mười và Luận cương của Lênin, rồi sau đó tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết được vấn đề lịch sử đặt ra trước đây đối với dân tộc Việt Nam là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh tự giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói đến biểu tượng của tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Tất cả những gì tốt đẹp nhất của dân tộc ta trong hàng nghìn năm lịch sử đều được kết tinh, hun đúc, sống dậy, tràn đầy sức mạnh hơn bao giờ hết trong cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian để thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương vô hạn và sự trân quý cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thương binh, liệt sĩ. Người là tấm gương sáng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, liệt sĩ. Đó cũng chính là thể hiện rõ nét nhất về tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn trong di sản tư tưởng của Người.
Lời Bác dạy mãi là “kim chỉ nam” cho các thế hệ nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu, trưởng thành, lớn mạnh; luôn giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của Đảng, nhân dân, dân tộc ta; Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta; là danh nhân văn hóa thế giới; là chiến sĩ cộng sản kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới, mà còn là người sáng lập, đặt nền móng cho những tổ chức chính trị, quân sự, xã hội, các tổ chức văn hóa, trong đó có báo chí cách mạng nước nhà.