Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Kính thưa quý vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Suốt cả cuộc đời, Người luôn hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Tình thương yêu và lòng nhân ái của Người được thể hiện trong từng lời nói và hành động. Câu chuyện “Chiếc áo ấm đêm mưa” được trích trong tuyển tập “Những mẩu chuyện về phẩm cách của Người-Hồ Chí Minh một huyền thoại kỳ vĩ” do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2008 là 1 minh chứng cho đức tính cao đẹp đó.
Kính thưa quý vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Câu chuyện: “ Dù tướng hay tá đều phải lo phục vụ nhân dân” là câu chuyện thể hiện rõ lời dạy của Người, xin mời quý vị cùng lắng nghe.
🇻🇳 Kính thưa quý vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng cao đẹp về lòng yêu nước chân thành và tình yêu thương con người vô hạn. Là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng Người luôn giản dị, gần gũi với tất cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là với cán bộ chiến sỹ. 🇻🇳 Câu chuyện “Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ” sau đây là minh chứng tiêu biểu, thể hiện sự quan tâm, ân cần chu đáo của Người dành cho các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
🌼 Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao gương sáng mẫu mực về việc tôn trọng pháp luật. Từ công việc quốc gia đại sự cho đến những việc làm thường ngày, Người đều coi trọng nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật. 🌼 Là Chủ tịch nước, là lãnh tụ cao nhất của Đảng nhưng Người không bao giờ dùng quyền lực trong thực hiện công việc. Câu chuyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ” là một minh chứng cho đức tính đó ở Người.
Kính thưa quý vị! Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức để mỗi chúng ta học tập và noi theo. Câu chuyện “Cuộc sống giản dị” theo lời kể của Đại tá Hoàng Hữu Kháng – Cục trưởng Cục Cảnh vệ Bộ Công an, người vinh dự trực tiếp bảo vệ Bác Hồ từ năm 1945 đến năm 1951 đã thể hiện một cách sinh động đức tính giản dị trong cuộc sống hàng ngày của Người. Kính mời quý vị cùng lắng nghe!
Kính thưa quý vị! Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh Minh đặc biệt coi trọng việc phòng, chống tham ô, lãng phí, coi đó là một thứ “giặc nội xâm”. Theo Người, biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân. Để hiểu rõ hơn tư tưởng của Người về phòng, chống tham ô, xin mời quý vị cùng lắng nghe câu chuyện “Có ăn bớt phần cơm của con không” của tác giả Hiếu Thảo kể lại trong cuốn sách “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Kính thưa quý vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giành độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Người luôn nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Câu chuyện “Làm việc phải có quyết tâm mới thành công” là minh chứng rõ nét, để lại bài học quý báu cho mỗi chúng ta học tập và noi theo.
💪Kính thưa quý vị! Trong bài Sức khoẻ và thể dục, đăng báo Nhân dân ngày 27/3/1946, Bác đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe, Người viết: "Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”. 💪Kính mời quý vị đến với câu chuyện “Bác rèn luyện sức khỏe” qua lời kể của đồng chí Hoàng Hữu Kháng, người trực tiếp bảo vệ Bác Hồ từ năm 1946 đến 1951 để thấy rõ tấm gương tự rèn luyện kiên trì, sáng tạo và bền bỉ của Người.