Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình ngoài chiến trường và cổ vũ, khích lệ tinh thần, động viên kịp thời các chiến sĩ Điện Biên.
Di tích núi Báo Đông thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950, xã Đức Long, huyện Thạch An là địa điểm ghi dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp quan sát và chỉ đạo trận đánh Đông Khê – trận đánh mở màn cho chiến dịch biên giới 1950. Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của chiến dịch và là nguồn động viên to lớn để toàn quân, toàn dân dành chiến thắng trong chiến dịch biên giới 1950.
Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát và thực hiện quy trình mua hiện vật theo Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập. Ngày 07 tháng 12 năm 2022, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận và bàn giao hai tác phẩm mỹ thuật Nguồn Cốc Bó của cố họa sỹ Trần Văn Cẩn và Đêm Nguyên Tiêu của họa sỹ Nguyễn Thụ từ chủ sở hữu của hai tác phẩm cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Đặc biệt là sau Hiệp định Genève được ký kết, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền, Bác luôn trăn trở: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”
Bác Hồ luôn dành cho thiếu niên, nhi đồng một tình yêu bao la và đặc biệt. Dù luôn bận việc nước, nhưng Bác vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, đây chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người dành cho thế hệ trẻ còn được thể hiện qua những bức thư, lời dạy, bài viết của Người gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết Trung Thu, … Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Những lời dạy đó mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, sông liền sông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng nước Mê Kông. Như một lẽ tự nhiên, nhân dân hai nước đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời. “Bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi” trở thành hình tượng ngợi ca tình hữu nghị cao đẹp, chia sẻ sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần mà nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất của cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập, tự do.
Ðầu tháng 2/1922, Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Algeria, Tunisia, Maroc, Madagascar ở Paris họp bàn và cùng nhau lập ra Hội hợp tác người cùng khổ, đóng cổ phần để ra một ấn phẩm báo chí thật sự của các thuộc địa bằng tiếng Pháp. Như Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh khẳng định: Ðây chính là “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”.
Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với nhiều khó khăn: Kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự đô hộ lâu dài của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa được khắc phục, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn nhiều, các thế lực phản động ra sức hoạt động chống phá ở cả hai miền Nam - Bắc... Vận mệnh dân tộc rơi vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các chiến sỹ công sản bí mật cất giấu vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp và mang theo ra Côn Đảo.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc tư liệu thông số kỹ thuật về con tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và hành trình của con tàu năm 1911.
Hướng tới ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, xin giới thiệu với bạn đọc về nội dung bức ảnh “Công nhân nhà máy dệt Nam Định nô nức tham gia bầu cử, ngày 25 tháng 4 năm 1976”.
Nhà sàn là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ ngày 15/8/1958 đến ngày 17/8/1969. Ngôi nhà được làm bằng gỗ dổi, một loại gỗ bình thường thiết kế theo kiểu dáng nhà sàn của dân tộc miền núi.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao những tấm gương người tốt, việc tốt trong xã hội. Người căn dặn phải “lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới1) .
Với quan điểm “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1), Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc tuyên dương gương người tốt, việc tốt, khen ngợi những điển hình xuất sắc trong các phong trào thi đua.
Cuộc đời hoạt động cách mạng gian nan nhưng vĩ đại của Bác đã in đậm trong tâm trí nhiều người dân Pháp.
Giám ngục Atoine Miniconi rất thán phục tình cảm, sự kính trọng, niềm tin tuyệt đối của những người tù cộng sản ở Côn Đảo dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết định giữ bức tượng đó như một kỷ vật.
Ẩn chứa đằng sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác. Đó thực sự là những tài sản vô giá để cháu con hôm nay tiếp tục học tập, làm theo tấm gương của Người.
Có lẽ ai đã từng một lần về thăm quê hương Bác đều rất ấn tượng khi được tận mắt nhìn ngắm, chiêm ngưỡng cây mít cổ thụ hơn 130 tuổi gắn bó với tuổi thơ của Bác cùng gia đình được trồng trong khuôn viên quê ngoại của Bác. Bây giờ, hình ảnh ấy đã đi vào ký ức của chúng ta với sự tiếc nuối khôn nguôi.
Bác Hồ được tặng một tấm áo quý, nhưng Người không mặc, mà gửi tặng Ủy ban Hành chính Liên khu Bốn để bán lấy tiền ủng hộ chiến sỹ mặt trận Bình Trị Thiên.
Trong quá trình công tác tại đơn vị, tôi có dịp về quê hương Gia Hòa, xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, cùng với các nhà làm phim tư liệu ghi lại hình ảnh của cha con người thợ mộc tài hoa đã có vinh dự được lựa chọn về xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1974.