Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 95 năm qua, Đảng ta luôn được nhân dân tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng của chính mình, trìu mến gọi bằng hai chữ thân thương “Đảng ta”. Với vị trí, vai trò to lớn của Đảng và những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, không một thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được niềm tin vững chắc của nhân dân với Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Nội dung cuốn sách gồm các bài viết, bài nói, bức điện, bức thư, lời chúc mừng, thăm hỏi, động viên, khích lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam từ năm 1945 đến 1969.
Theo truyền thống, các bảo tàng ở Việt Nam và Liên Xô (trước đây) cũng như ở Nga hiện nay rất chú trọng đến việc nghiên cứu và thể hiện vai trò, vị trí của phụ nữ trong lịch sử của dân tộc, xã hội và nhà nước. Hiện nay, chủ đề này vẫn là một trong những vấn đề mang tính thời sự trên toàn thế giới.
Sáng 13/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận 01) và 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (Nghị quyết 847).
Trong 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, bằng nhiều kênh khác nhau, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã luôn quan tâm, theo dõi tình hình trong nước và đã có rất nhiều bài viết có giá trị về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở Đông Dương. Tuy nhiên, khi tra cứu và đối chiếu với các tài liệu mà tôi và các đồng nghiệp ở Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm được với bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, tái bản bổ sung lần thứ ba (năm 2011), tôi nhận thấy hiện vẫn còn khá nhiều tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết khi ở nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau vẫn chưa được lựa chọn để bổ sung vào bộ sách quý này.