Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho họ Nguyễn Sinh khi nhận được tin ông Nguyễn Sinh Khiêm mất
Thời gian: 9-11-1950
Nội dung
Tháng 11, ngày 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho họ Nguyễn Sinh khi nhận được tin ông Nguyễn Sinh Khiêm mất. Toàn văn bức điện như sau:
“Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu.
Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ (1) trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng (2) cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước.
Ngày 9 tháng 11 năm 1950 
CHÍ MINH”.
------------------------
1) Bất đễ: không trọn tình anh em. Do cách phát âm của tiếng Nghệ An nên chữ “bất đễ” được đọc thành “bất đệ” (B.T).
2) Nguyên lượng: thứ lỗi, tha thứ (B.T).
Nguồn trích:

-  Bản chụp bức điện, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

-  Hồ Chủ tịch với quê hương, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Nghệ An, 1970, tr.24.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.463.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Điện, Nguyễn Sinh, Nguyễn Sinh Khiêm
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cụ Lê Thị Hoan, cán bộ trường mẫu giáo khu Đống Đa, Hà Nội bức chân dung có chữ ký của Người
Thời gian: 1957
Nội dung
Cuối năm 
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cụ Lê Thị Hoan, cán bộ trường mẫu giáo khu Đống Đa, Hà Nội bức chân dung có chữ ký của Người, vì cụ có thành tích chống nạn mù chữ. 
 
Nguồn trích:

- Chúng ta có Bác Hồ, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1970, t.1, tr.66.

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tặng, cụ Lê Thị Hoan, cán bộ, trường mẫu giáo khu Đống Đa, Hà Nội, chân dung, chữ ký
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đồng chí Nguyễn Văn Tiên, cán bộ Cục Hàng không dân dụng.
Thời gian: 1957
Nội dung
Cuối năm
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đồng chí Nguyễn Văn Tiên, cán bộ Cục Hàng không dân dụng. Người nói:
- Chú tên là Tiên, hay nhỉ. “Tiên” này là “tiên” trên núi phải không?
Người vẽ lên bàn chữ “Tiên” (chữ Hán) gồm hai chữ “nhân” và “sơn”, nghĩa là “người trên núi”.
- Thưa Bác, “tiên” của cháu là “trước” ạ.
Tiếp đó, hỏi về tổ lái chiếc trực thăng M1-4 Liên Xô phục vụ Chủ tịch, Người dặn đồng chí Tiên phải chăm sóc, giúp các đồng chí ấy có nơi ăn, nghỉ đàng hoàng, nhất là các gia đình có chồng, vợ và con cái. Người căn dặn:
- Phải cử người đi học lái. Anh em lái máy bay là rất quan trọng. Phải nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, luyện tập thường xuyên.
 

 

Nguồn trích:

- Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, ngày 19-5-1996.

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp, đồng chí Nguyễn Văn Tiên, cán bộ, Cục Hàng không dân dụng
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Học sinh và lao động.
Thời gian: 1957
Nội dung
Trong năm 
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Học sinh và lao động.
Người cho rằng: sự phát triển văn hóa giáo dục cần phải ăn khớp với sự phát triển sản xuất và sự phát triển kinh tế của nước nhà. Nếu văn hóa giáo dục phát triển một cách đột xuất, chạy trước sản xuất và kinh tế, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tài chính của Nhà nước có hạn, nên những trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp, họ sẽ lao động. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Mục đích chính của học sinh là học để góp phần vào phát triển sản xuất của chủ nghĩa xã hội, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, cần phải chuẩn bị tư tưởng cho học sinh sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoặc công việc xây dựng khác. Mặt khác, lao động tạo ra của cải, tạo ra văn minh, tạo ra hạnh phúc cho loài người, vì vậy, lao động là vẻ vang, cao cả, cho nên mọi người phải yêu lao động, phải trọng lao động, phải ra sức lao động, để xây dựng cho Tổ quốc mạnh giàu. Người khuyến khích các 
đoàn thể thanh niên và các thầy cô giáo cần thuyết phục các em học sinh lao động một cách thiết thực. Cần dạy cho học sinh tác phong chịu đựng gian khổ, cần cù, giản dị, chất phác của công nhân và nông dân, để thanh niên, học sinh ra sức xây dựng đời sống mới và giải quyết những khó khăn trong việc học tập của mình. 
 
Nguồn trích:
- Tài liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.211-214.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết bài, Học sinh và lao động
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Phê bình và tự phê bình.
Thời gian: 1957
Nội dung
Trong năm 
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Phê bình và tự phê bình.
Người cho rằng bất cứ một cán bộ, đảng viên nào cũng đều phải: 
1. Trung thành thẳng thắn với Đảng, với nhân dân. Khi đã phạm sai lầm thì nên nhận sai lầm một cách thẳng thắn trước Đảng, trước nhân dân, để Đảng và nhân dân giúp cho mình sửa chữa; 
2. Trung thành thẳng thắn là lập trường vững vàng tin tưởng sâu sắc. Vì Đảng, vì cách mạng, vì dân mà ra sức phấn đấu, dù phải hy sinh cả tính mệnh của mình cũng vui lòng; 
3. Căn cứ vào thái độ tự phê bình và phê bình để biết ai tự tư tự lợi, dối trá với mình, dối trá với người, dối trá với đoàn thể… Người căn dặn: trung thành thẳng thắn tạo ra động lực giúp chúng ta công tác có hiệu quả hơn cho Đảng, cho nhân dân. 
 

 

Nguồn trích:
 - Tài liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.209-210. 
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết bài, Phê bình và tự phê bình
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi