Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội
Ngày đăng: 11:57 02/03/2018
Lượt xem: 10.264

Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là một miền quê giàu có về di tích lịch sử, là nơi có truyền thống cách mạng, nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.
 


Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội
 

Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày 3/12 đến ngày 19/12/1946.
 
Trong thời gian ở đây, Người đã cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng. Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đường lối, phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến được vạch ra tại hội nghị này đã được thể hiện trong Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng. Hội nghị cũng thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo.

[Tham quan Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc 3D]


 
Tối ngày 19/12/1946, Bác Hồ rời Vạn Phúc về ở và làm việc tại Xuyên Dương, một làng ven sông Đáy thuộc huyện Thanh Oai.
Ngôi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ. Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941-1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy ba gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần và nền; Dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và ngoài nước tới thăm; Dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc.
 
Ngôi nhà chính hai tầng: Tầng một trưng bày một số hình ảnh hiện vật của Bác trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc. Hai bức tranh sơn mài thể hiện hai sự kiện quan trọng: sự kiện Bác Hồ chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng bàn, quyết định toàn quốc kháng chiến và sự kiện Bác viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Một số hiện vật Bác dùng trong sinh hoạt, luyện tập sức khỏe như chiếc chậu thau đồng nhỏ, đôi tạ tay… Phần trưng bày bổ sung là những bức ảnh, hiện vật, sách báo, tài liệu… phản ánh khái quát cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chỉ tịch Hồ Chí Minh.
 
Tầng hai, trưng bầy phục nguyên như khi Bác ở và làm việc. Căn phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12 m2 vẫn còn đó chiếc giường gỗ dẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là bàn làm việc, đó là một án thư cao chừng 75cm, chân con tiện, trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Quanh bàn còn bốn chiếc gỗ chân con tiện là hiện vật gốc.
 
Hơn 70 năm qua, trải qua những biến động lịch sử, căn phòng nơi Bác viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vẫn còn được giữ gìn, bảo vệ tốt các di vật căn phòng còn ấm hơi Người. Chiếc giường gỗ, bàn viết, ngọn đèn dầu còn đây. Những kỷ vật thiêng liêng ấy gợi nhớ những ngày đầu Bác lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp để 9 năm làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu./.

Địa chỉ: Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Các chi nhánh khác

Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó-Cao Bằng

Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào-Tuyên Quang

Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.

Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang-Hà Nội

Nhà số 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi nhà này có hai lối ra vào là 48 phố Hàng Ngang và 35 phố Hàng Cân.

Quảng trường Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh, Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Thừa thiên Huế

Thừa Thiên Huế, mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người cùng gia đình sinh sống, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước giai đoạn 1895 -1901 và 1906 - 1909. Chính nơi đây đã góp phần hun đúc và hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Quân khu 5

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5, tọa lạc tại số 01 đường Duy Tân, được khởi công xây dựng vào năm 1976 tại thành phố Đà Nẵng. Ngày 19 tháng 5 năm 1977, Bảo tàng chính thức đi vào hoạt động, và được xếp hạng là bảo tàng Quốc gia hạng hai vào năm 1995. Nơi đây, theo nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 5, ngôi Nhà sàn và ao cá Bác Hồ được dựng lại theo tỷ lệ 1/1 đúng với di tích ở Thủ đô Hà Nội.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh Gia lai và Kontum

Nhà Lưu niệm nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum được khởi công xây dựng từ ngày 2/9/1982 tại khu vực trung tâm thành phố Pleiku. Nhà được xây dựng kiên cố, có cấu trúc giống như nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc với những nét hoa văn đẹp và thoáng.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận khánh thành ngày 19-5-1986, nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước

Di tích Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Di tích cách trung tâm thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hơn 1 km, trên khuôn viên rộng 3,6 ha, gồm có nhà trưng bày, khu mộ và một số công trình văn hoá khác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long khánh thành ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi