Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Họa sĩ Phạm Lung: "Bác Hồ đã ở trong tôi ngay từ thời ấu thơ"
Ngày đăng: 08:31 10/05/2019
Lượt xem: 2.176

"Bác Hồ đã ở trong tôi ngay từ thuở ấu thơ, gần gũi như lời ru, như cánh đồng, như dòng sông mỗi ngày tắm mát… Và vì lẽ đó, trên mỗi nẻo đường cuộc đời, tôi luôn thấy Bác trong từng cảnh ngộ, từng con người mà tôi mến yêu, trân trọng…". Đó là những lời tự bạch của họa sĩ Phạm Lung - họa sĩ sáng tác rất nhiều tranh về Bác Hồ. Đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài lớn nhất đối với ông trong suốt hành trình hội hoạ của Phạm Lung. 

Họa sỹ Phạm Lung sinh năm 1937 tại Nam Định, ngay từ khi còn là một cậu bé 8 tuổi ông đã rất say mê với nghệ thuật hội họa. Đặc biệt, những bức tranh về Bác Hồ luôn có một sức cuốn hút kỳ lạ đối với ông. Phạm Lung không thể quên được cảm giác về một cuộc sống khổ cực cơ hàn trước Cách mạng, tuy ngày đó ông mới chỉ là một cậu bé 8 tuổi. Có lẽ vì thế, ấn tượng ngày Cách mạng Tháng Tám thành công đến với ông quá mạnh mẽ, hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh Cách mạng, hình ảnh các anh bộ đội luôn ở trong tâm trí của ông, nuôi dưỡng tình cảm cách mạng trong con người Phạm Lung. Ông nói ngày đó, cả bầu trời như bừng sáng, ở khắp nơi, khắp xóm, đi đến đâu ông cũng nghe được tên của Người - Hồ Chí Minh. Ngay từ lúc đó, ông đã muốn vẽ tranh về Bác Hồ.

Đến năm 1970, Phạm Lung tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật. Theo yêu cầu của cách mạng lúc đó, ông trở thành hoạ sĩ chuyên vẽ tranh cổ động tuyên truyền. Thời gian làm công tác cổ động tuyên truyền tạo cho Phạm Lung có nhiều dịp suy ngẫm, nghiên cứu để vẽ tranh về Bác. Ước mơ vẽ Bác càng thôi thúc Phạm Lung khi ông vẽ tranh cổ động tuyên truyền. Họa sĩ chia sẻ, mặc dù ông không có một kỉ niệm thực tế nào với Bác, nhưng ấn tượng từ hồi 8 tuổi đã giúp ông có lối suy tư về con người Bác, cuộc đời Bác và cả nỗi cô đơn của Người. Ông vẽ Bác bằng tình cảm và suy tư rất riêng của ông.

28 bức tranh ông vẽ về Bác Hồ là 28 câu chuyện về Bác Hồ: Từ câu chuyện chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình thoát khỏi kiếp ngựa trâu nô lệ, cho đến thời điểm Người trở về xây dựng đất nước tham gia dạy bình dân học vụ, Người về thăm quê, thăm bà con nông dân…Trong hầu hết các bức tranh của ông, hình ảnh Bác Hồ luôn giản dị, gương mặt Người, nụ cười hiền hậu của Người luôn hòa chung với nụ cười của quần chúng nhân dân. Mỗi tác phẩm của họa sĩ có một màu chủ đạo riêng, với nét vẽ giản dị nhưng chứa đầy tình cảm mến yêu kính trọng đối với Bác Hồ - vị cha già của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở 28 bức tranh, mà họa sĩ Phạm Lung quyết định sẽ vẫn tiếp tục vẽ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 28 bức tranh chỉ là khoảng 1/4 số tranh mà ông muốn vẽ về Người. Ông không muốn cuộc đời nhỏ bé của mình trôi qua một cách mờ nhạt và lẫn lộn giữa số đông, quan trọng hơn là ông cảm thấy hạnh phúc vì ước muốn của mình luôn vượt qua được chính bản thân mình.

Một số tranh cổ động của Họa sĩ Phạm Lung trong trưng bày chuyên đề: « Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động (1969 – 2011) » tại Bảo tàng Hồ Chí Minh:

Tranh cổ động: "Quyết chiến đấu giữ từng tấc đất của Tổ quốc"

Họa sĩ Phạm Lung. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tranh cổ động: "Việt Nam toàn thắng"

Họa sĩ Phạm Lung. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tranh cổ động : "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất"

Họa sĩ Phạm Lung. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

 

Tranh cổ động: "Thanh niên Việt Nam sống, chiến đấu, lao động, học  tập  theo gương Bác Hồ vĩ đại"

Họa sĩ Phạm Lung. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi