Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc Trưng bày “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”
Ngày đăng: 05:25 17/05/2019
Lượt xem: 1.978

Sáng ngày 17/5/2019, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) đã tổ chức Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” tại số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tham dự buổi lễ có ông Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa; ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng; TS Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh; PGS.TS Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa; TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc BTLSQG cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL, đại diện các đơn vị phối hợp, các bảo tàng, đại diện Đại sứ quán CHDCND Lào, Viện Viễn đông Bác Cổ (EFEO) Pháp, Đại sứ quán CHND Trung Hoa… cùng các cộng tác viên, cán bộ hưu trí và các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội.

TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc BTLSQG phát biểu tại Lễ khai mạc Trưng bày

Đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày

Trưng bày “Hồ Chí Minh - Chân dung một con Người” giới thiệu tới công chúng gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tài liệu hiện vật này đã được BTLSQG lựa chọn, sắp xếp trưng bày thể hiện qua 2 nội dung chính:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - trọn đời vì nước vì dân: với các chủ đề thể hiện là những dấu mốc chính trong cuộc đời hoạt động của Người; Sự quan tâm của Bác sau khi đất nước giành được độc lập qua các lĩnh vực: phát triển kinh tế; nâng cao trình độ dân trí; chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Sách “Đường Kách Mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925-1927 tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam

Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946

Cuốn “Ngục trung nhật ký” - Tập thơ chữ Hán Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
từ 29/8/1942 - 10/9/1943.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại: thể hiện qua một số bản trích nhận xét, đánh giá của các học giả thế giới về Người; tình cảm của Chính phủ và nhân dân thế giới giành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ dao cạo râu, tặng phẩm của chiến sĩ hòa bình Hăngri Máctanh (CH Pháp)
tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu được lựa chọn trưng bày gồm: đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày; tặng phẩm; bản thảo, bút tích, các bài báo, tác phẩm... của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trưng bày giới thiệu đến công chúng các hiện vật đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong đợt đầu tiên (năm 2012) như: sách "Đường Kách Mệnh”, tác phẩm “Ngục trung nhật ký”, bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và nhiều hiện vật, hình ảnh giá trị như: ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa, tại Tòa thị chính ở Paris, tháng 9/1946”; Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Véc Xây (Pháp), tháng 6/1919; Gầu tát nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nông dân tham gia tát nước chống hạn trên cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội), ngày 12/1/1958; ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bản nhạc “kết đoàn” trong buổi dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9/1960…

Các đại biểu tham quan Trưng bày

Phát biểu tại Lễ khai mạc TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc BTLSQG nhấn mạnh nội dung cùng giá trị lịch sử, văn hóa của các tư liệu, hiện vật, hình ảnh được BTLSQG giới thiệu trong Trưng bày nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2019); 50 năm thực hiện di chúc của Người; tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. BTLSQG là nơi lưu giữ, bảo quản số lượng tư liệu, hiện vật gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất trong cả nước, được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đến khai thác, nghiên cứu, phát huy giá trị của khối di sản văn hóa quý hiếm này. Đây là vinh dự, niềm tự hào của BTLSQG. Trưng bày là dịp để công chúng cảm nhận một cách sống động, chân thực cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương về cuộc sống giản dị, chí công vô tư. Thông qua trưng bày, BTLSQG mong muốn truyền đi thông điệp về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; giá trị của độc lập, thống nhất và đó cũng chính là mục đích xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Tại Lễ khai mạc, BTLSQG đã tiếp nhận các kỷ vật của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười do ông Phan Trọng Kính, nguyên thư ký của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười và của liệt sĩ Nguyễn Văn Báu, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ do ông Nguyễn Đình Long (Hà Nội), anh trai liệt sĩ Nguyễn Văn Báu trao tặng.

Một số kỷ vật được trao tặng cho BTLSQG sáng ngày 17/5/2019

Trưng bày mở cửa phục vụ khách tham quan đến hết tháng 8/2019.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

 

Các bài viết khác

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi