Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi công nhân và cán bộ mỏ Apatít Lào Cai
Thời gian: 1-1959
Nội dung
Tháng 1, trong tháng
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi công nhân và cán bộ mỏ Apatít Lào Cai, “khen các cô, các chú đã làm đúng lời hứa, đã thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%”. Người mong cán bộ và công nhân mỏ “tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay”.
Nguồn trích:
-  Bút tích bức thư lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.33.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thư, Apatít, Lào Cai
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chủ tọa Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng; viết một bức thư gửi J. Xanhtơny (Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương) sau khi nhận được tối hậu thư của Bộ Chỉ huy quân đội Pháp; viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Thời gian: 19-12-1946
Nội dung

Sáng sớm, sau khi nhận được tối hậu thư(1) của Bộ Chỉ huy quân đội Pháp, Hồ Chí Minh viết một bức thư gửi J. Xanhtơny, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương. Nội dung bức thư như sau: “Những ngày vừa qua tình hình trở nên căng thẳng hơn. Thực là rất đáng tiếc. Trong khi chờ đợi quyết định của Pari, tôi mong rằng ông sẽ cùng ông Giám tìm một giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại”(2).

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chủ tọa Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc.

Trong ngày, tại gác hai ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương (làng Vạn Phúc), Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(3). Lời kêu gọi có đoạn:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

...

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

Cả dân tộc nhất tề cầm vũ khí lao vào cuộc kháng chiến theo lệnh của Người.

------------------------------------------------------------------------------

1) Đây là tối hậu thư thứ ba Pháp gửi cho ta trong hai ngày. Pháp yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, trao việc duy trì trật tự an ninh của thành phố cho Pháp.

2)Thư này Hồ Chí Minh trao cho ông Hoàng Minh Giám để chuyển cho Xanhtơny ngay chiều hôm đó. Viên Cao ủy khước từ và nói phải đợi đến ngày hôm sau mới nhận.

3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà và củng cố lực lượng về mọi mặt, cho nên đã nhân nhượng với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946. Nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình cướp nước ta lần nữa.

Trước những hoạt động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến từ cục bộ đã lan ra khắp cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong văn kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nêu lên ý chí sắt đá, quyết kháng chiến đến cùng của dân tộc ta. Đồng thời, Người nêu lên những nét cơ bản về đường lối của cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, và khẳng định cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bút tích lưu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

-  Võ Nguyên Giáp: Những năm tháng không thể nào quên, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tr.420-425.

-  Những sự kiện lịch sử Đảng (1945-1954), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, t.2 tr. 99-100.

-  Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Gallimard/Julliard, Paris, 1988, p.296.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Dương, J. Xanhtơny, chủ tọa, viết, thư, gửi, tối hậu thư, Lời kêu gọi, Trung ương Đảng, toàn quốc, kháng chiến, Việt, Pháp
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng); gửi điện cho Thủ tướng Pháp Lêông Blum
Thời gian: 18-12-1946
Nội dung

Tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng), quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tiếp một bức điện(1) cho Thủ tướng Pháp Lêông Blum. Bức điện có đoạn:

“Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Ngài, chúng tôi sẽ chứng kiến chính sách của Đảng Xã hội Pháp và cá nhân Ngài được thực thi ở Việt Nam, một chính sách tôn trọng những hiệp định hợp tác trung thực và hữu nghị...”.

Người cũng nói rõ bức điện ngày 15-12 là “nhằm chuẩn bị một bầu không khí thuận lợi cho những cuộc đàm phán quyết định như đã dự kiến về sau”, và “tin chắc rằng việc cử một phái đoàn Quốc hội Pháp sang Việt Nam mang tinh thần hữu nghị của nhân dân Pháp tới nhân dân Việt Nam và để nắm bắt tình hình tại chỗ sẽ góp phần đáng kể vào việc tạo ra bầu không khí tin tưởng và hữu nghị đó...”.

-------------------------------------

1) Theo Philippe Dellivers, Sài Gòn để đến đêm 19 rạng ngày 20-12 mới chuyển điện, vì vậy 16 giờ ngày 22-12 Pari mới nhận được bức điện này.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Báo Cứu quốc, số 440, ngày 19-12-1946.

-  Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Gallimard/Julliard, Paris, 1988, p.195.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Lêông Blum, Việt, Pháp, chủ tọa, gửi, điện, hữu nghị, Trung ương Đảng
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ông J. Xanhtơny chuyển tới Thủ tướng Pháp Gioócgiơ Biđôn một Thông điệp
Thời gian: 15-12-1946
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ông J. Xanhtơny chuyển tới Thủ tướng Pháp Gioócgiơ Biđôn một Thông điệp(1) trong đó đề nghị một giải pháp làm hòa dịu tình hình như sau: phía Việt Nam đưa dân sơ tán trở về sinh hoạt bình thường trong các thành thị, chấm dứt các hoạt động đề kháng trong thành phố. Phía Pháp rút quân về những vị trí trước ngày 20-12, ngừng các hoạt động càn quét, đàn áp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Hai bên cho phái bộ xúc tiến việc thi hành hiệp định tại Hà Nội và Sài Gòn bằng một hiệp ước chung.

-------------------------------------------

1) Theo Philippe Dellivers, ngày 16-12, J. Xanhtơny mới điện vào Sài Gòn. Ngày 18-12, Valuy chuyển đi Pari kèm theo nhiều lời bình thiếu xây dựng và cay độc. Ngày 20-12, Pari mới tiến hành giải mã nội dung Thông điệp.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Gallimard/Julliard, Paris, 1988, p.192.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, J. Xanhtơny, Gioócgiơ Biđôn, yêu cầu, chuyển, Thông điệp, chấm dứt
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai phóng viên của tờ Thời báo Niu Oóc
Thời gian: 14-12-1946
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai phóng viên của tờ Thời báo Niu Oóc (New York Times).

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Báo Cứu quốc, số 436, ngày 15-12-1946.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Thời báo Niu Oóc, tiếp, phóng viên
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi