Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khai giảng Trường Quân y khóa I; viết thư trả lời bức thư ngày 20-11-1946 của tướng Moóclie; ký Sắc lệnh cử ông Phạm Ngọc Thạch giữ chức Thứ trưởng Chủ tịch phủ
Thời gian: 21-11-1946
Nội dung

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên dự Lễ khai giảng Trường Quân y khóa I tại phố Yécxanh (Hà Nội). Người phát biểu ý kiến và căn dặn học sinh “Phải chăm lo học hành và gắng thực hành 5 điều: HĂNG HÁI, HY SINH, BÁC ÁI, ĐOÀN KẾT, KỶ LUẬT”.

Cùng ngày, Người viết thư trả lời bức thư ngày 20-11-1946 của tướng Moóclie. Người quy trách nhiệm gây hấn tại Hải Phòng là thuộc quân đội Pháp và hy vọng Phái đoàn Việt - Pháp khởi hành sáng 21-11-1946 sẽ làm cho tình hình ở Hải Phòng ổn định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh cử ông Phạm Ngọc Thạch giữ chức Thứ trưởng Chủ tịch phủ.

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

-  Báo Cứu quốc, số 413, ngày 22-11-1946; số 414, ngày 23-11-1946.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.505.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Ngọc Thạch, Moóclie, dự, viết, thư, ký, Sắc lệnh, cử, khai giảng
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh trèo lên đỉnh núi Aipiêtri để ngắm cảnh mặt trời mọc; Người tới thăm gia đình ông M.A. Xuxlốp; thăm vườn hoa Mikho và thăm nhà nghỉ “Cờ đỏ”
Thời gian: 12-7-1959
Nội dung
Tháng 7, ngày 12
3 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trèo lên đỉnh núi Aipiêtri cao 1.250m để ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển.
16 giờ, Người tới thăm gia đình ông M.A. Xuxlốp ở một biệt thự trong rừng thông gần vườn Nikixki. Tại đây, Người gặp cả gia đình ông L. Brêgiơnhép - Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Mọi người cùng nhau đi dạo, chụp ảnh, ca hát và trò chuyện vui vẻ.
Lúc trở về, Người ghé thăm vườn hoa Mikho bên bờ biển và thăm nhà nghỉ “Cờ đỏ”.
 
Nguồn trích:

- Ph.K.A.: “Cuộc nghỉ hè hai vạn ba ngàn cây số”, báo Nhân Dân, số 2015, ngày 22-9-1959. 

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đỉnh núi Aipiêtri, thăm gia đình ông M.A. Xuxlốp, vườn hoa Mikho, nhà nghỉ “Cờ đỏ”, Liên Xô
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu đồng bào thượng du tỉnh Sơn La; gặp Đờ La Sarie; nhận được thư của tướng Moóclie; bài viết “Tìm người tài đức” của Người đăng trên báo Cứu quốc, số 411; ký các Sắc lệnh số: 213, 214, 215
Thời gian: 20-11-1946
Nội dung

Bài Tìm người tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc, số 411. Người viết:

“Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức.

E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.

... Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ”.

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu đồng bào thượng du tỉnh Sơn La. Người hỏi thăm các đại biểu về đời sống, văn hóa của đồng bào Sơn La và khuyên họ cố gắng học hành cho trí óc mở mang, nâng cao đời sống.

Sau 16 giờ, Người nhận được thư của tướng Moóclie. Trong thư, ông ta phản đối vụ xung đột xảy ra ở Hải Phòng và có ý đổ lỗi cho phía Việt Nam.

Tối, Người gặp Đờ La Sarie, chấp nhận đề nghị họp ngay các phái bộ hỗn hợp về hải quan ngoại thương Pháp - Việt.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:

- Sắc lệnh số 213, thay cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Giao thông công chính.

- Sắc lệnh số 214, cử ông Hoàng Văn Thái làm Cục trưởng Quân huấn, chỉ huy Đội tiếp phòng Việt Nam; ông Phan Phác làm Phó cục trưởng Quân huấn; ông Văn Tiến Dũng làm Phó cục trưởng Chính trị; ông Nguyễn Sơn làm Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng; ông Lê Thiết Hùng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam.

- Sắc lệnh số 215, giải tán Nha Y tế Trung ương, Nha Cứu tế Trung ương, Nha Lao động Trung ương. Nhân viên các Nha đó do các bộ trưởng bộ chủ quản bổ dụng.

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

-  Báo Cứu quốc, số 411, ngày 20-11-1946; số 416, ngày 25-11-1946.

-  Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Gallimard/Julliard, Paris, 1988, p.249-250.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.504.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thái, Phan Phác, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Đờ La Sarie, Moóclie, tiếp, gặp, nhận, thư, bài viết, báo, Cứu quốc, ký, Sắc lệnh, cử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm thương bệnh binh ở Bệnh viện Đồn Thủy; viết Thư gửi nhi đồng Xã Ba, Lao Cai; ký Sắc lệnh số 212
Thời gian: 19-11-1946
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi nhi đồng Xã Ba, Lao Cai, cảm ơn các cháu đã gửi thư và quà cho Người. Trong thư, Người khuyên nhi đồng Xã Ba giữ gìn kỷ luật, ra sức giúp nhau học hành, “Làm sao cho đồng bào ở Xã Ba ai cũng biết chữ quốc ngữ, thì Bác sẽ vui lòng và khen các cháu ngoan”.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm thương bệnh binh ở Bệnh viện Đồn Thủy (nay là Viện Quân y 108).

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 212, bổ nhiệm người giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Báo Cứu quốc, số 411, ngày 20-11-1946.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.503.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, bệnh viện, nhi đồng, cảm ơn, viết, thư, thăm, ký, Sắc lệnh
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Nam Trung Bộ; tiếp đặc phái viên của Trung Hoa, các ông Hội trưởng Tổng Thương hội Trung Hoa tại Bắc, ông Lâm Trạch Thân, đại biểu Hoa kiều ở Việt Nam; gặp Đờ La Sarie; gửi thư cho Giám đốc Sở Hỏa xa Việt Nam
Thời gian: 18-11-1946
Nội dung

Buổi sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Phan Rang, Phan Thiết, Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột), đến bày tỏ sự ủng hộ của đồng bào Nam Trung Bộ đối với Chính phủ và Cụ Hồ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đờ La Sarie (De La Charière) và nhất trí với đề nghị của ông ta về việc tiến hành cuộc họp giữa các phái đoàn mà hai bên đã chấp nhận tại Hà Nội, nhằm làm dịu tình hình căng thẳng hiện thời(1).

Buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đặc phái viên của Trung Hoa ở Hương Cảng và Thượng Hải, các ông Hội trưởng Tổng Thương hội Trung Hoa tại Bắc Bộ cùng ông Lâm Trạch Thân, đại biểu Hoa kiều ở Việt Nam tại Quốc hội Trung Hoa.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giám đốc Sở Hỏa xa Việt Nam, khen ngợi và cảm ơn các anh em công nhân Hỏa xa, nhất là những anh em đã phụ trách chuyến tàu riêng đi từ Hải Phòng đến Thủ đô ngày 21-10-1946 dịp Người ở Pháp về nước. Đồng thời, Người khẳng định: “Công việc hỏa xa là một công việc quan trọng trong sự kiến thiết nước nhà” và căn dặn: “anh em Sở Hỏa xa lúc nào cũng đoàn kết cố gắng để làm tròn nhiệm vụ”.

--------------------------------------

1) Theo Philippe Dellivers thì cuộc họp này đã không diễn ra.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

- Bản chụp bút tích lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

-  Báo Cứu quốc, số 410, ngày 19-11-1946; số 411, ngày 20-11-1946.

-  Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Gallimard/Julliard, Paris, 1988, p.246.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.502.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Lâm Trạch Thân, Đờ La Sarie, đại biểu, Nam Trung Bộ, phái viên, Trung Hoa, Việt, Pháp, tiếp, gửi, thư
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi