Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Liên hợp quốc
Thời gian: 12-1946
Nội dung

Tháng 12, đầu tháng

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Liên hợp quốc.

Trong Lời kêu gọi, sau khi trình bày những việc làm cụ thể chứng tỏ thiện chí mong muốn hòa bình của nhân dân Việt Nam, tố cáo những ý đồ xấu xa và những hành động gây chiến của những người đại diện nước Pháp ở Đông Dương nhằm áp đặt lại chế độ bóc lột thực dân cũ, Người trịnh trọng tuyên bố với Liên hợp quốc: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Nhân dịp này, Người cũng tuyên bố những nguyên tắc chính trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam: Tôn trọng nền độc lập của các nước láng giềng và mong muốn hợp tác với các nước có chủ quyền trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối; sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực với các nước dân chủ.

Cuối cùng, Người kêu gọi Liên hợp quốc hãy góp phần vãn hồi hòa bình ở Việt Nam, “để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trọng và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bản chụp bút tích tiếng Pháp lưu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.520-524.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi, Liê hợp quốc, nhân dân, Đông Dương, Chính phủ, Việt, Pháp, hợp tác, Hiến chương Đại Tây Dương
Sự kiện: Báo Cứu quốc từ số 402 đến số 439 đăng cuốn “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch bốn tháng sang Pháp”
Thời gian: 12-1946
Nội dung

Từ tháng 11 đến tháng 12

Cuốn Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch bốn tháng sang Pháp, ký bút danh Đ.H. đăng báo Cứu quốc, từ số 402 ngày 11-11-1946 đến số 439, ngày 17-12-1946. Cuốn Nhật ký đã ghi chép hành trình và công việc mỗi ngày trong hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh bốn tháng sang Pháp. Trong cuốn Nhật ký có mấy bài Người viết về những đức tính của người Pháp trên các mặt về chính trị, tôn giáo, lòng ái quốc và tính cách của người Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

- Bản đánh máy lưu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

-  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.369-462.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Nhật ký hành trình, đăng, báo, Cứu quốc, bút danh, Đ.H, công việc
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được Thư quyết tâm viết bằng máu của các chiến sĩ Kiến An, Hải Phòng
Thời gian: 11-1946
Nội dung

Tháng 11, khoảng cuối tháng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được Thư quyết tâm viết bằng máu của các chiến sĩ Kiến An, Hải Phòng với nội dung: “Quyết hy sinh tới giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất Cảng”.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Báo Dân chủ, ngày 25-11-1946.

-  Hải Phòng - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1986, tr.156.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Kiến An, Hải Phòng, nhận, thư, quyết tâm, chiến sĩ
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Vôxen, Thanh tra y tế của quân đội Pháp
Thời gian: 29-11-1946
Nội dung

9 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Vôxen (Vaucel), Thanh tra y tế của quân đội Pháp mới sang Việt Nam. Ông Vôxen đã chuyển tới Người lời thăm hỏi của Bộ trưởng Mariuýt Mutê.

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Báo Cứu quốc, số 421, ngày 30-11-1946.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Vôxen, Mariuýt Mutê, tiếp, Việt, Pháp
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh số: 225, 226
Thời gian: 28-11-1946
Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký:

- Sắc lệnh số 225, cử ông Hồ Đắc Di giữ chức Tổng Giám đốc Đại học vụ thay ông Nguyễn Văn Huyên; ông Ngụy Như Kon Tum giữ chức Đổng lý sự vụ Bộ Quốc gia Giáo dục thay cho ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức vụ khác; ông Hoàng Thiếu Sơn giữ chức Chánh Văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục; ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Thanh tra Trung ương thay ông Dương Quảng Hàm.

- Sắc lệnh số 226, quy định về tổ chức của Bộ Lao động và nhiệm vụ của Văn phòng và các Ban của Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

-  Bản chụp Sắc lệnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Văn Hiếu, Hoàng Thiếu Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Dương Quảng Hàm, ký, Sắc lệnh
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi