Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại đội 1, bộ đội bảo vệ Thủ đô
Thời gian: 25-6-1966
Nội dung
Tháng 6, sau ngày 25
Được tin quân dân Hà Nội bắn rơi máy bay Mỹ (ngày 25-6-1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại đội 1, bộ đội bảo vệ Thủ đô. Người khen ngợi bộ đội đánh giỏi và nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải quan tâm đến chỗ ăn ngủ, phải tát nước trong hầm...
Nguồn trích:
-  Bác của chúng ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.204-205.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thăm, Đại đội 1, Hà Nội
Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp bậc cao và Ký Lệnh số 58-LCT
Thời gian: 25-6-1966
Nội dung
Tháng 6, ngày 25
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 58-LCT, thưởng 7 Huân chương Chiến công cho các đơn vị đã lập nhiều thành tích trong công tác năm 1965.

 

Nguồn trích:
-  Biên bản họp Hội nghị Bộ Chính trị lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
-  Bản gốc Lệnh của Chủ tịch nước lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Họp, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Lệnh
Sự kiện: Hồ Chí Minh ghi bài thơ Tặng cháu Nông Thị Trưng trên trang đầu quyển vở
Thời gian: 1944
Nội dung

Khoảng cuối năm

Hồ Chí Minh ghi bài thơ Tặng cháu Nông Thị Trưng, trên trang đầu quyển vở Người biên dịch tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử:

“Vở này ta tặng cháu yêu ta,

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là.

Mong cháu ra công mà học tập,

Mai sau cháu giúp nước non nhà”.

 

 

 

Nguồn trích:

- Hồ Chí Minh: Thơ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.47.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.541.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, tặng thơ, Nông Thị Trưng, Phép dùng binh của ông Tôn Tử
Sự kiện: Nguyễn Ái Quốc gửi cho Võ Nguyên Giáp "Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân"
Thời gian: 12-1944
Nội dung

Tháng 12, giữa tháng

Nguyễn Ái Quốc gửi một bức thư nhỏ (được đặt trong bao thuốc lá) cho Võ Nguyên Giáp. Đó là Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nội dung chỉ thị gồm ba vấn đề chủ yếu:

1. Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là 1944 chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. “Đội” có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. Nguyên tắc tổ chức lực lượng là “sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”.

Đối với các đội vũ trang địa phương: tập trung huấn luyện các cán bộ địa phương rồi đưa về huấn luyện ở các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.

Về chiến thuật: “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung”.

Người khẳng định: “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”(1).

---------------------

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944.

Đội gồm 34 đội viên, được thành lập tại khu rừng Sam Cao (còn gọi là Trần Hưng Đạo) thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân biên chế thành một trung đội (chia làm ba tiểu đội). Lực lượng rút từ các đội vũ trang các châu Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình. Lúc đầu vũ khí chỉ có: 2 mútcơtông, 3 súng săn, 1 môde, giáo mác (Theo Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.108). Song theo Võ Nguyên Giáp trong Từ Pác Bó đến Tân Trào, vũ khí có hai khẩu sung thập, 17 súng trường vừa giáp năm, giáp ba, vừa khai hậu và súng Trung Quốc chế tạo, 14 súng kíp. Sau đó Đội còn nhận được vũ khí do Việt kiều Côn Minh gửi về, gồm 1 tiểu liên Mỹ Sub, Machinegun và 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp bom nổ chậm. Đội được nhận thêm 500 đồng để chi phí quân nhu.

Thực hiện lời căn dặn của Người: “Trận đầu phải thắng”, Đội đã liên tiếp lập hai chiến công oanh liệt: hạ đồn Phai Khắt ngày 25-12-1944 và đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944 (B.T).

 

 

Nguồn trích:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 131-132.

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.356.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 539-540.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Chỉ thị, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Sự kiện: Hồ Chí Minh tiễn chân Võ Nguyên Giáp trở về tổng Hoàng Hoa Thám để xúc tiến thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Thời gian: 12-1944
Nội dung

Tháng 12, đầu tháng

Hồ Chí Minh tiễn chân Võ Nguyên Giáp trở về tổng Hoàng Hoa Thám để xúc tiến thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Người căn dặn: “Nhớ bí mật: ta ở đông, địch tưởng ta ở tây. Lai vô ảnh, khứ vô tung”.

 

 

 

Nguồn trích:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.126-127.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hoàng Hoa Thám
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi