Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Biên niên tiểu sử
Sự kiện: Hồ Chí Minh triệu tập Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh đến Pác Bó
Thời gian: 12-1944
Nội dung

Tháng 12, khoảng đầu tháng

Hồ Chí Minh triệu tập Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh đến Pác Bó. Người nghe Vũ Anh báo cáo về tình hình phong trào cách mạng trong ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng và chủ trương phát động chiến tranh du kích của Liên tỉnh ủy. Người chỉ định Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công tác thành lập lực lượng vũ trang tập trung.

Đêm ấy, ba người cùng ngủ trong một căn lều lạnh giá, không đèn đóm, mỗi người gối trên một khúc gỗ cứng, trò chuyện đến hai, ba giờ sáng.

Chiều hôm sau, Người gặp Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba, thông qua kế hoạch thành lập Đội. Người thêm hai chữ “Tuyên truyền” vào tên Đội Việt Nam giải phóng quân.

 

 

 

 

Nguồn trích:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.129-135.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Pác Bó, Lê Quảng Ba, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Sự kiện: Hồ Chí Minh đến Pác Bó kiểm tra Đại đội tự vệ vũ trang chiến đấu Hồng Phong
Thời gian: 10-1944
Nội dung

Tháng 10, cuối tháng

Hồ Chí Minh đến Pác Bó kiểm tra Đại đội tự vệ vũ trang chiến đấu Hồng Phong(1). Người nói: “Hiện nay, đế quốc Pháp và phát xít Nhật ở Đông Dương, khác gì hai con gà trống nhốt trong chuồng. Trước sau chúng cũng chọi nhau. Tất cả hai con bị thương nặng, có con què. Lúc đó ta bắt mới dễ! Làm cách mệnh phải biết dựa vào thời cơ, và phải nhìn chung phong trào mọi nơi mọi chốn, mới chắc thắng!... Việc lớn nhất hiện nay là phải củng cố lại phong trào cách mệnh các địa phương cho vững chắc, chống khủng bố. Chúng ta huấn luyện vài buổi nữa, rồi chia tay nhau đi các địa phương”.

-------------------

1) Châu Hồng Phong là tên bí mật của châu Hà Quảng (B.T).

 

 

 

 

 

 

Nguồn trích:

- Dương Đại Long: “Từ chân nương bên suối Lênin hôm ấy”, in trong: Bác Hồ về nước, Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, 1986, tr.112.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, Hồng Phong, Châu Hồng Phong
Sự kiện: Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc
Thời gian: 10-1944
Nội dung

Tháng 10, trong tháng   

Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc. Người phân tích tình hình và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam và cho rằng: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”.

Muốn vậy cần phải có một “Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra”, “phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta”.

 

 

 

Nguồn trích:

- Văn kiện Đảng (từ ngày 25-1-1989 đến ngày 2-9-1945), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1963, tr.446-447.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.537-538.

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Thư, gửi đồng bào toàn quốc, cách mạng Việt Nam
Sự kiện: Hồ Chí Minh trở về Pác Bó (Cao Bằng)
Thời gian: 9-1944
Nội dung

Tháng 9, cuối tháng

Hồ Chí Minh trở về Pác Bó (Cao Bằng). Sau khi nghe báo cáo về việc Liên ủy Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa để tránh những khó khăn tổn thất khi việc chuẩn bị ở các nơi chưa đầy đủ(1).        

--------------------- 

Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập Hội nghị cán bộ, đi đến quyết định khởi nghĩa nói trên. Ngày 20-9-1944, Hồ Chí Minh về nước, Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa vì chưa có thời cơ (B.T).

 

Nguồn trích:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.122-124.           

 

Từ khóa: Hồ Chí Minh, về nước, Pác Bó, Cao Bằng, Liên ủy Cao - Bắc - Lạng
Sự kiện: Hồ Chí Minh và những người cùng đi đến cửa Thủy Khẩu, giáp biên giới
Thời gian: 9-1944
Nội dung

Tháng 9, đầu tháng

Rời khu Hạ Đống, Hồ Chí Minh và những người cùng đi đến cửa Thủy Khẩu, giáp biên giới. Bị lính canh ải của Quốc dân Đảng Trung Quốc khám xét và làm khó dễ, Người gọi điện cho Phòng đốc sát quân cảnh Long Châu, nhờ Tăng Thiên Tiết can thiệp và đã được phép đi qua.

 

 

Nguồn trích:

- Tăng Thiên Tiết: “Những mẩu hồi ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam”. Dẫn theo Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984, tr.106.

 

Từ khóa: Hạ Đống, Hồ Chí Minh, Thủy Khẩu, Quốc dân Đảng, Trung Quốc, Long Châu, Tăng Thiên Tiết, Quảng Tây, Trung Quốc
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi