Trong thời đại công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử ngày một phát triển, những cuốn sách văn học cổ điển dường như không còn thu hút được người đọc, đặc biệt là giới trẻ. Thế hệ trẻ cảm thấy việc đọc một tác phẩm văn học là một thách thức, bất kể tác phẩm đó có nổi tiếng đến đâu. Nhận thấy tình trạng này, các bảo tàng đang tìm giải pháp truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, để họ có thể đọc những tác phẩm văn học như vậy.

Elinor Dashwood nói chuyện với Lucy Steele trong một cảnh trong tác phẩm 'Sense And Sensibility' của Jane Austen.
Thu hút giới trẻ là một thách thức đối với các bảo tàng di sản văn học. Bên cạnh đó, cách tiếp cận tác phẩm truyền thống mà các bảo tàng văn học áp dụng đang trở thành rào cản cần phải thay đổi. Phương pháp tiếp cận cũ thường tập trung vào việc trình bày câu chuyện tiểu sử, tác phẩm cá nhân hoặc bộ sưu tập yêu thích của tác giả. Điều này chỉ phù hợp với những độc giả trung thành, nhưng sẽ ít thu hút độc giả mới. Các tác phẩm văn học kinh điển có phong cách ngôn ngữ đặc trưng của tác giả, đó cũng có thể là rào cản đối với độc giả mới. Nguyên nhân của rào cản này là ngôn ngữ không liên quan hoặc không phù hợp với thế giới hiện đại ngày nay.
Kể từ đại dịch Covid-19, việc tìm kiếm những giải pháp chia sẻ kiến thức văn học đã trở nên vô cùng quan trọng. Vậy các bảo tàng nên làm thế nào để chứng tỏ những tác giả văn học cổ điển vẫn còn phù hợp trong thế kỷ 21? Các bảo tàng di sản văn học đang thực hiện theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là ba ví dụ về cách tiếp cận tương đối thành công.
1. Kể lại chuyện
Dự án Austen kể nhiều câu chuyện văn học bằng tiểu thuyết đồ họa. Bên cạnh đó, những tiểu thuyết cổ điển còn được mô phỏng lại dưới dạng tin nhắn văn bản. Phương pháp này đã thổi luồng gió mới vào những câu chuyện xưa cũ, để chúng mang hơi thở đương đại. Đây phương pháp mà các bảo tàng di sản văn học đang bắt đầu áp dụng, nhận được đánh giá cao từ phía độc giả.

Việc sử dụng các định dạng mới và sáng tạo có thể loại bỏ một số rào cản đối với những người trẻ tuổi muốn trải nghiệm những câu chuyện này, đồng thời có thể truyền cảm hứng cho họ đọc hết một tác phẩm văn học.
2. Sử dụng công nghệ để thu hút khán giả
Trước đây, công nghệ và văn học dường như không liên quan đến nhau, nhưng ngày càng có nhiều bảo tàng sử dụng công nghệ để thu hút khán giả đến với di sản của họ. Công nghệ cho phép người nghe kết nối khung cảnh trong tác phẩm với khung cảnh mà họ sống ngày nay. Việc sử dụng một câu chuyện sáng tạo được nghe hơn là đọc khiến độc giả cảm thấy dễ hiểu, loại bỏ một số rào cản do lượng lớn văn bản tạo ra.
3. Hợp tác với các đối tác sáng tạo
Làm việc với các đối tác sáng tạo như nghệ sĩ và nhà văn có thể giúp bảo tàng tiếp cận khán giả mới, cung cấp thông tin dễ hiểu hơn cho thế hệ trẻ. Phương pháp hữu ích được đưa ra là vẽ tiểu thuyết đồ họa và truyện tranh. Bên cạnh đó, bảo tàng có thể tổ chức cuộc thi dành cho những người trẻ tuổi, yêu cầu họ vẽ lại điều mà họ quan tâm trong một tác phẩm văn học. Việc này khiến cho độc giả tham gia vào quá trình tìm hiểu thông tin về tác phẩm, tác giả và lan truyền thông tin này đến những bạn trẻ khác.
Đại dịch covid 19 đã đặt ra một thách thức chưa từng có đối với lĩnh vực di sản. Hầu hết các bảo tàng đều đóng cửa hoặc không có khách tham quan, nhưng điều đó không có nghĩa là bảo tàng không thể tiếp tục kết nối mọi người với lịch sử qua văn học. Với những phương pháp tiếp cận độc giả mới, các bảo tàng đã gắn bó và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ bất kể nó có mở cửa hay không. Trong thời gian tới, chúng ta hy vọng các bảo tàng tìm được nhiều phương pháp tiếp cận độc giả hơn nữa, để tình yêu văn học cổ điển không bị mai một theo thời gian.
Phòng truyền thông (theo www.independent.co.uk/)