Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Hình ảnh người phụ nữ Xô viết qua cuộc triển lãm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 03:21 17/01/2020
Lượt xem: 2.576

Theo truyền thống, các bảo tàng ở Việt Nam và Liên Xô (trước đây) cũng như ở Nga hiện nay rất chú trọng đến việc nghiên cứu và thể hiện vai trò, vị trí của phụ nữ trong lịch sử của dân tộc, xã hội và nhà nước. Hiện nay, chủ đề này vẫn là một trong những vấn đề mang tính thời sự trên toàn thế giới.

       Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (30/01/1950 - 30/01/2020) và hưởng ứng các hoạt động Năm chéo Việt Nam và Liên bang Nga (2019 - 2020), Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng lịch sử chính trị quốc gia Nga (thành phố Xanh Pêtécbua) phối hợp tổ chức triển lãm "Phụ nữ Xô viết: Người công dân, Người lao động, Người mẹ” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội từ ngày 17/01/2020 đến ngày 25/02/2020. Ngoài ý nghĩa văn hóa, việc lần đầu tiên hai bảo tàng của hai nước phối hợp trưng bày triển lãm về người phụ nữ Xô viết tại Việt Nam còn góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ nồng thắm giữa hai nước, từ đó công chúng Việt Nam thêm yêu quý, trân trọng và không ngừng vun đắp cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
 

 
       Với 109 ảnh và 45 tranh cổ động tiêu biểu được lựa chọn từ kho cơ sở của Bảo tàng lịch sử chính trị quốc gia Nga và được trình bày theo cụm vấn đề - biên niên, trong đó có nhiều tranh của các họa sĩ nổi tiếng và lần đầu tiên được mang đi trưng bày ở nước ngoài, triển lãm giới thiệu cho người xem những nội dung chính sau đây:

1. Về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng trong xã hội của phụ nữ Nga (trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917):

       Cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng trong xã hội của phụ nữ Nga bắt đầu vào nửa sau của thế kỷ XIX. Trước năm 1905, các nhà nữ quyền Nga chủ trương tiếp cận giáo dục đại học, công việc chuyên môn và độc lập về kinh tế. Đến đầu thế kỷ 20, Nga đã vượt qua các quốc gia khác về quy mô và chất lượng giáo dục của phụ nữ. Lao động nữ đã tham gia tích cực vào việc tổ chức lao động của xã hội. Làn sóng cách mạng giai đoạn 1905 -1907 đã tạo điều kiện để phụ nữ đứng lên đấu tranh cho các quyền dân sự và chính trị. Sự kiện lớn nhất trong lịch sử phong trào phụ nữ Nga là việc tiến hành Đại hội Phụ nữ toàn Nga lần thứ Nhất vào tháng 12/1908. 
 

Biểu tình đòi quyền quyền bầu cử của phụ nữ tại Petograd, ngày 19/3/1917

 
Các đại biểu dự Đại hội, các nhà hoạt động của các tổ chức phụ nữ tự do tuyên bố mục tiêu chính của họ là phụ nữ phải có quyền bầu cử và độc lập về kinh tế. Trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, hoạt động của các tổ chức phụ nữ là nhằm giúp đỡ mặt trận và cải thiện tình hình kinh tế của phụ nữ, đảm nhiệm vị trí của của nam giới trong ngành công nghiệp nặng, vận tải, thư tín, v.v. Trong hai năm 1914 - 1915, tại thành phố Xanh Pêtécbua, Liên đoàn Phụ nữ Nga vì quyền bình đẳng đã tổ chức các khóa học về tổ chức hợp tác xã, về kinh tế thành thị, mở các nhà trẻ cho con em binh sĩ, nhà ăn miễn phí và nơi trú ẩn cho người tị nạn, xưởng may quần áo cho nhu cầu của mặt trận và các khóa học cho nữ y tá. Bất chấp chiến tranh, vấn đề quyền bầu cử vẫn nằm trong chương trình nghị sự của các tổ chức phụ nữ. Vào tháng 3/1917, trước làn sóng của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, các nhà hoạt động của phong trào phụ nữ đã tổ chức một cuộc biểu tình với 40.000 người tham gia tại Pêtơrôgrát để ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ. Dưới áp lực các yêu cầu của phong trào phụ nữ, Chính phủ Lâm thời đã phải bảo đảm quyền chính trị cho phụ nữ thuộc mọi tầng lớp và địa vị.
(Còn tiếp)

Lê Hoàng Lê

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi