Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Hồ Chí Minh ở Mông Cổ
Ngày đăng: 12:52 05/10/2019
Lượt xem: 1.989

Ngày 04/10/2019, Trường thực nghiệm số 14 mang tên Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Đại sứ Việt Nam Đoàn Thị Hương và đông đảo bà con cộng đồng người Việt tại Mông Cổ đã đến dự trong niềm xúc động, tự hào.

 

Cờ Việt Nam rực lên sắc đỏ trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường só 14 ở Ulan Bator. Ảnh: Lê Chiên

 

Quân nhạc và cháu chúa học sinh Mông Cổ nghiêm trang bên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Chiên

 
Tại Lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng E. Gungaajav đã đọc diễn văn điểm lại những dấu mốc quan trọng, những thành tích của Trường trong 70 năm qua. Đặc biệt là hoạt động của Trường trong việc góp phần vào việc vun đắp quan hệ Mông Cổ - Việt Nam. Nhân dịp này Hiệu trưởng E. Gungaajav bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc về sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Đại sứ quán Việt Nam đối với Trường. 
Phát biểu chào mừng, Đại sứ Đoàn Thị Hương đánh giá cao sự trưởng thành và những thành tựu của Trường đã đạt được trong 70 năm qua. Đặc biệt là những đóng góp của Trường trong việc xây dựng, vun đắp quan hệ Mông Cổ - Việt Nam.
 

Đại sứ Đoàn Thị Hương (thứ 2, trái sang) dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường số 14 ở Ulan Bator. Ảnh: Lê Chiên

 
Đại sứ nhấn mạnh, những tình cảm của thầy trò gửi gắm qua các trang viết, những bức tranh và các bài hát về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước Việt Nam đã làm xúc động bao con tim của người dân Việt Nam và lan tỏa tình yêu thương giữa hai đất nước Việt Nam – Mông Cổ. Ngôi trường là biểu tượng sinh động của mối quan hệ thủy chung Việt Nam – Mông Cổ trong suốt 65 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước. Ngôi trường là điểm đến thân yêu, là sợi dây kết nối nhân dân hai nước…
Phát biểu trong Lễ kỷ niệm, bà L.Erdenechuluun (nguyên Hiệu trưởng Trường thực nghiệm số 14) xúc động nói: “Năm 2009, xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù còn khó khăn nhưng Trường đã được Nhà nước Việt Nam ủng hộ rất nhiều. Và cũng từ đó, trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ưu tiên cho 3 học sinh được du học tại Việt Nam theo diện học bổng của Chính phủ. Thành tích của trường đạt được có sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam. Bà L.Erdenechuluun mong các thế hệ tiếp theo ghi nhớ và có những việc làm thiết thực để làm cho mối quan hệ của trường với Việt Nam nói riêng và của người dân Mông Cổ với nhân dân Việt Nam nói chung luôn tỏa sáng.
Cô G. Bayartsengel, giáo viên lớp 11, chia sẻ: “Tôi rất tự hào được giảng dạy trong trường có bề dày truyền thống mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự có mặt của Đại sứ cùng rất nhiều người Việt trong buổi Lễ kỷ niệm của trường hôm nay cho thấy Chính phủ, người dân Việt Nam rất yêu quý mái trường này. Và điều đó như nhắc nhở tôi phải cố gắng làm tốt công việc giảng dạy để xứng đáng với niềm tin yêu của các bạn Việt Nam”. 
Trong trang phục áo dài Việt Nam, em Erdenebulgan, học sinh lớp 12 phấn khởi bày tỏ: “Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Trường hôm nay, cháu rất vui được hát bài hát của Việt Nam. Và vui hơn khi được mặc áo dài Việt Nam - rất đẹp và mềm mại. Buổi lễ hôm nay càng làm cho người Mông Cổ và Việt Nam hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. Cháu mong muốn được sang Việt Nam học tập và để có dịp được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 

Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo người Việt tại Mông Cổ xúc động khi cờ đỏ, sao vàng được rước trong lễ thượng trong âm hưởng của hùng tráng. Ảnh: Lê Chiên 

 
Đối với người Việt Nam tại Mông Cổ thì niềm vui còn nhân lên gấp bội. Anh Phạm Văn Thảo – Việt kiều tại Mông Cổ chia sẻ: “Tôi đã ở Mông Cổ gần 10 năm, Trường thực nghiệm số 14 mang tên Bác là nơi chúng tôi thường đến trong các dịp lễ, tết để viếng Bác. Nhưng đây là lần đầu tiên được chứng kiến Lễ thượng cờ Việt Nam tại Mông Cổ. Rất hoành tráng, thiêng liêng. Lúc đó tôi xúc động quá, lồng ngực như ngẹn lại…và như một lời nhắc nhở về trách nhiệm đối với quê hương, tổ quốc…”
Trường phổ thông số 14 được thành lập năm 1949 - là một trong những trường đầu tiên của thành phố Ulan Bator cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước Mông Cổ. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 14/5/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường phổ thông số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, Trường số 14 trở thành cầu nối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ. Năm 2009, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng trong khuôn viên của Trường. Sau đó Phòng Truyền thống Hồ Chí Minh được thành lập. Hàng năm, Trường đã tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm ngày lễ lớn của Việt Nam như sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/9…đồng thời tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về lãnh tụ Hồ Chí Minh, về đất nước, con người Việt Nam. 
Trường đã được Nhà nước Việt Nam 2 lần tặng Huy chương Hữu nghị. Ngôi trường là niềm tự hào chung của hai dân tộc.

Lê Chiên (từ Ulan Ba tor, Mông Cổ)

 
 
 
 
 
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi