Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Với khát vọng phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục khẳng định vai trò hạt nhân, không thể thay thế, dẫn dắt đất nước, nhân dân tiến lên, đạt những đỉnh cao phát triển mới.
Ngày 25.1.2021, Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc Đại hội lần thứ XIII tại Thủ đô Hà Nội. Đảng đã qua 12 kì đại hội. Là người sáng lập Đảng, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có 2 lần tham gia dự Đại hội vào các năm 1951 và 1960. Nhân dịp Đại hội XIII, cùng nhớ lại Đại hội III, Đại hội duy nhất ở Thủ đô có Bác Hồ tham dự: Tháng 9 năm 1960.
Sau gần 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trưa ngày mồng 2 Tết Tân Tỵ (28/1/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Có thể nói, đây là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân song rất đỗi vinh quang của Người.
“Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Khát vọng Việt Nam trong đổi mới, hội nhập quốc tế là khát vọng của Đất nước - Dân tộc và Con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khát vọng ấy hòa hợp Ý Đảng - Lòng Dân, trở thành phép nước, thống nhất lý tưởng, mục tiêu, đồng tâm nhất trí trong hành động để thực hiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng khơi dậy, phát động phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Người coi đây là một trong những biện pháp căn bản để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vừa chứa đựng những giá trị khoa học, nhân văn cao cả, vừa bao hàm những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đồng thời, đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là tài sản trí tuệ vô giá mà Bác Hồ để lại cho chúng ta, một nội dung trọng yếu của chủ đề Đại hội Đảng các cấp, là động lực phát triển đất nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cống hiến trọn đời, làm rạng rỡ non sông, đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đã đi xa, nhưng những việc kỳ diệu mà Người đã làm và những trang sử mà Người đã viết không chỉ làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam mà còn khắc sâu trong trái tim bạn bè thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Ðảng và toàn dân ta, trong đó, di huấn của Người “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đã trở thành kim chỉ nam, một trong những nguyên tắc hàng đầu vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
Thực tế lịch sử 75 năm qua đã khẳng định rằng, cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu, là công lao to lớn của Bác về công tác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và sự thành công của cách mạng chủ yếu phụ thuộc vào việc tập hợp được quần chúng, xây dựng được lực lượng cách mạng trong quần chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng là cơ sở lý luận và bài học thực tiễn quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.
Sau khi được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, mùa Đông năm 1938, Bác Hồ đến Trung Quốc với tên là Hồ Quang, cấp bậc Thiếu tá, tìm cách về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 2/1940, mang bí danh “ông Trần”, Bác đến nhà ông bà Tống Minh Phương, Việt kiều, ở 76 đường Kim Bính, nội thành Côn Minh và Người đã chắp được mối liên hệ với Đảng và phong trào cách mạng trong nước qua Ban công tác Hải ngoại của Đảng.
Trong công tác giáo dục, đào tạo nói chung; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phương châm “học đi đôi với hành”. Người coi việc thực hiện phương châm này là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên; đồng thời là tiêu chuẩn của một đảng cách mạng chân chính. Quan điểm của Người về thực hiện “học đi đôi với hành” luôn mang giá trị thời sự để Đảng ta vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết. Theo đó, Việt Nam tạm bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị) làm giới tuyến tạm thời.
Sau gần 35 năm Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp với tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.800 USD trong năm 20191
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có một tâm nguyện và ham muốn “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”1. Vì thế ngay sau khi nước nhà được độc lập, Người đã đưa ra những chỉ dẫn quý báu trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng và phát triển đất nước.