Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương vô hạn và sự trân quý cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thương binh, liệt sĩ. Người là tấm gương sáng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, liệt sĩ. Đó cũng chính là thể hiện rõ nét nhất về tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn trong di sản tư tưởng của Người.
Lời Bác dạy mãi là “kim chỉ nam” cho các thế hệ nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu, trưởng thành, lớn mạnh; luôn giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của Đảng, nhân dân, dân tộc ta; Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta; là danh nhân văn hóa thế giới; là chiến sĩ cộng sản kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới, mà còn là người sáng lập, đặt nền móng cho những tổ chức chính trị, quân sự, xã hội, các tổ chức văn hóa, trong đó có báo chí cách mạng nước nhà.
Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) là dịp để chúng ta tri ân những cống hiến vĩ đại của Người đối với dân tộc và thời đại. Đồng thời, học tập, vận dụng những tư tưởng của Người với một mục đích cao cả là cả cuộc đời cống hiến, hy sinh, phấn đấu vì nước, vì dân: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân”.
Hệ thống lý luận và phương châm hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu hành động. Và, với Người “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo tư tưởng và phương châm ứng xử trong hành động.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, nói ngắn gọn là vì quyền lợi của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Tiếp cận dưới góc độ “dân là dân nước, nước là nước dân”, nói thật ngắn tư tưởng Hồ Chí Minh là vì dân và do dân.
Thể thao truyền thống là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và có sức ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, gắn liền với cuộc sống lao động và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay.
Những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có giá trị về văn hóa hòa bình, thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của Người đối với việc thiết lập một tương lai lâu dài trong quan hệ đối ngoại và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Giá trị của văn hóa hòa bình Hồ Chí Minh đã đi trước thời đại và càng phát huy mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc.
Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề sức khỏe của nhân dân là một trong những trách nhiệm quan trọng của Đảng và người thầy thuốc chính là người thay mặt cho Đảng, Chính phủ chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Điều này được thể hiện rõ nét nhất, đầy đủ nhất qua bức thư Người gửi ngành Y tế nhân nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 27/2/1955.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, giữ gìn bí mật của tổ chức, của cách mạng. Người khẳng định cách mạng muốn thành công thì nhất thiết phải giữ gìn được bí mật, vì vậy, nhiều lần Người căn dặn cán bộ, chiến sỹ phải nâng cao cảnh giác, giữ gìn bí mật của cơ quan, tổ chức và của Đảng, Nhà nước để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của cách mạng. Người viết trong bài “Phải giữ bí mật của nhà nước” trên Báo Nhân Dân ngày 01/02/1956: “Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khóa, để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn”1.
Tư tưởng pháp quyền ra đời rất sớm ở nước ta. Ngay từ đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tư tưởng thượng tôn Hiến pháp và pháp luật1. Tư tưởng này thể hiện trong nhiều tác phẩm của Người với nội dung phong phú, sâu sắc. Bài viết này chỉ đề cập một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về giá trị pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh và việc vận dụng, kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.
Trên hành trình kéo dài suốt 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng cho dân tộc. Cũng trên con đường vạn dặm ấy, tại thủ đô Paris của nước Pháp, Người bắt đầu học làm báo và dùng những bài báo bằng tiếng Pháp đầu tiên của mình để tố cáo tội ác của chế độ thực dân.
Công việc bồi dưỡng, lựa chọn và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo ở bất cứ thời đại nào, thể chế chính trị nào cũng đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc. Thực tiễn chứng minh, lựa chọn cán bộ lãnh đạo đúng đắn thì quốc gia đó phát triển, thịnh vượng, ngược lại, nếu lựa chọn sai lầm thì phải trả giá rất đắt, thậm chí là sụp đổ cả một thể chế chính trị và phải mất rất nhiều thời gian sau đó để sửa chữa. Vì thế, trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, lựa chọn, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo với những tiêu chuẩn cụ thể, bảo đảm đất nước luôn phát triển đi lên.
Cách đây 75 năm, sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động toàn dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi của Người đã trở thành dấu ấn lịch sử, khẳng định khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam, trở thành phương châm chiến lược chỉ đạo con đường cách mạng tiến đến thực hiện khát vọng phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Ngoại giao Việt Nam trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế, triển khai đồng bộ, sáng tạo hiệu quả cao đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta lãnh đạo, nhân dân ta đồng sức đồng lòng, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, làm nên một sự kiện long trời, lở đất, thay đổi căn bản số phận của cả dân tộc và mỗi người dân.
Nhà nước vì dân là một trong 3 nội dung lớn về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng đó, Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và vận dụng nhằm phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước vì dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Nhà lãnh đạo chính trị Hồ Chí Minh không chỉ được yêu mến, ca ngợi bởi tư tưởng, đạo đức của Người, mà còn bởi phong cách, trong đó có phong cách lãnh đạo rất đặc biệt của Người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Do đó, Người luôn dành sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân và coi đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta.