Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

20 bảo tàng tham gia tập huấn công tác trưng bày và truyền thông
Ngày đăng: 03:31 02/10/2018
Lượt xem: 1.269
Từ ngày 27 đến 28/9/2018, 2 cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tham gia chương trình tập huấn công tác trưng bày và truyền thông do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức.
Tại buổi khai mạc sáng ngày 27/9/2018,bà Charity Christine - Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Australia và PGS.TS Võ Quang Trọng - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có lời phát biểu chào mừng. Chương trình tập huấn đã chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm trong công tác truyền thông và trưng bày bảo tàng bởi 2 chuyên gia đến từ Bảo tàng Quốc gia Australia- ông Jono Lineen và ông Luke Cummins.
 
 
Các chuyên gia Bảo tàng Quốc Gia Australia trao đổi kinh nghiệm
 
Đối với công tác trưng bày, các chuyên gia đã giới thiệu về bảo tàng Quốc Gia Australia thông qua những kinh nghiệm của bản thân, các vấn đề được đề cập đến đó là: Điều gì khiến Bảo tàng Quốc Gia Australia khác với các bảo tàng khác? Hệ thống trưng bày cố định được đặt ra với những câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Bao lâu? Chủ đề nào? Chức năng của các phòng ban…Bên cạnh đó việc triển khai một dự án trưng bày đã được chuyên gia lấy ví dụ cho trường hợp nghiên cứu điển hình là triển lãm Lag Meta Aus (kể câu chuyện về người dân vùng eo biển Torres có mối quan hệ chặt chẽ với ngôi nhà của họ - là những hòn đảo và biển, nơi vừa là biên giới vừa là kết nối quan trọng giữa Úc và vùng Melanesia). Trong khuôn khổ của lớp tập huấn, các học viên được tham gia thảo luận với chủ đề: Tư duy sáng tạo bằng cách phát triển ý tưởng về một trưng bày chuyên đề. Với phương pháp làm việc nhóm các học viên đã trình bày kết quả thông qua các chủ đề trưng bày đã được để xuất như: Bạo lực gia đình; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao; Tết trung thu và tết nguyên đán …
Đặc biệt trong công tác truyền thông, các học viên được lĩnh hội nhiều kinh nghiệm hay về việc tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ tại bảo tàng từ các chuyên gia. Các chương trình dành cho công chúng và cách tạo lập nó thông qua: Quá trình quyết định các chương trình; sự phát triển của mạng xã hội và công cụ điện tử; phân loại nhóm công chúng và yếu tố thu hút đối với từng nhóm? tại sao các chương trình dành cho công chúng lại quan trọng? Chương trình này đóng góp gì vào quá trình học tập suốt đời. Ngoài ra ví dụ về việc tìm hiểu chiến lược truyền thông kỹ thuật số cho chủ đề: 100 khoảnh khắc trong lịch sử nước Úc cũng đã tạo ra sự hứng thú cho các học viên.
Trong thời gian ít ỏi của chương trình, một số bảo tàng, di tích đại diện cho các khu vực trong cả nước (Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Đăk Lăk, Bảo tàng Thiên Nhiên, Bảo tàng Sơn La, Di tích Hỏa Lò)… cũng đã có cơ hội để chia sẻ về những các chương trình, sự kiện dành cho công chúng của bảo tàng mình. Các chuyên gia cũng đã đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các bảo tàng thông qua các hoạt động trưng bày và truyền thông.
 
Chuyên gia và các thành viên lớp chụp ảnh lưu niệm
 
Kết thúc chương trình tập huấn, thay mặt các học viên, bà Phùng Thị Tú Anh, Trưởng phòng Truyền thông Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân và kết quả đã thu nhận được trong 2 ngày tập huấn. Qua đó, bày tỏ mong muốn sự hợp tác chặt chẽ hơn của các bảo tàng trong cả nước nhằm tạo ra nhiều khóa tập huấn để cho các bảo tàng có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ và có nhiều cống hiến hơn cho sự nghiệp phát triển bảo tàng của Việt Nam.
 
Phòng Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh
 

Các bài viết khác

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi