Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Ghi chép về một kỷ vật: Băng tang viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969
Ngày đăng: 05:47 04/05/2019
Lượt xem: 7.462
 
Từ ngày 4 tháng 9 năm 1969, Lễ viếng và Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Hội trường Ba Đình. Ban Tổ chức đã chuẩn bị băng tang may sẵn, chuyển đến các cơ quan, đơn vị phát cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong phạm vi cả nước để tang Bác.
Những ngày tang lễ, trời mưa tầm tã. Trong dòng người xếp hàng vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh có các cụ già, các em học sinh, các tầng lớp nhân dân, đại diện các Bộ, ban ngành. Trong số đó có PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện Trưởng Viện Lịch sử Đảng, khi đó đang là học viên dự bị đại học, Trường Đại học Chính trị thuộc Bộ Đại học. 
Ông Nguyễn Trọng Phúc xúc động kể lại:
“Tháng 9/1969, tôi trúng tuyển vào Trường Đại học Chính trị thuộc                Bộ Đại học, hành trang mang theo là cuốn sổ ghi chép cá nhân. Trong lúc đang làm thủ tục nhập học thì được tin Bác mất (4/9/1969). Niềm vui xen lẫn nỗi buồn, tôi quyết định đạp xe về Hà Nội dự Lễ tang Bác. Tôi vô cùng xúc động khi nhận băng tang từ Ban tổ chức, đây là loại băng tang dành cho các đảng viên, vải màu đen pha đỏ”.

Băng tang viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông Nguyễn Trọng Phúc. Ảnh: BTHCM
 
Ông Phúc có may mắn và hạnh phúc là từ lúc còn trẻ đã được gặp Bác Hồ. Những cuộc gặp đó đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, kỷ niệm được vinh dự viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi không quên đối với PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc. Chiếc băng tang dùng trong ngày viếng Bác luôn được ông trân trọng giữ gìn và bảo quản trong cuốn sổ tay ghi chép của mình từ năm 1969 đến nay. 
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngôi nhà, nơi gia đình ông sinh sống tại khu tập thể bệnh viện Bạch Mai đã bị bom B52 tàn phá, nhưng có một điều kỳ diệu, sau khi bới tìm trong hố bom, chiếc băng tang và cuốn sổ ghi chép ngày ấy vẫn còn nguyên vẹn. 
Ông tâm sự: Từ sau ngày Bác mất, tôi luôn hướng về Bác, nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức trong sáng của Bác. Tôi dành thời gian học tập, nghiên cứu lý luận chính trị gắn với Lịch sử Đảng Cộng sản              Việt Nam, gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng đối với Hồ Chí Minh, đó là sự ngưỡng mộ, tình cảm đặc biệt của tôi            đối với Bác. Hơn 40 năm qua, tôi đã biến tình cảm đó thành niềm đam mê, trách nhiệm trước Đảng, trước lãnh tụ và nhân dân. Thực chất, điều đó đã tạo nên động lực thôi thúc tôi nghiên cứu một các nghiêm túc và sâu sắc hơn. 
Từ năm 1980 đến khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Trọng Phúc chuyên nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng tại Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.             
Kỷ vật - Băng tang viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông nâng niu trân trọng như một báu vật. Nhiều lần, ông tự hào kể cho các con, các cháu nghe về câu chuyện của cuộc đời mình với mong muốn thế hệ trẻ luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về công ơn của Bác Hồ, học tập và làm theo Bác.
Để kỷ vật được lưu giữ và bảo quản lâu dài, ngày 13 tháng 4 năm 2012 ông Phúc đã tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp nghiên cứu về Người./.
Nguyễn Thu Huyền
Bảo tàng Hồ Chí Minh
 

Các bài viết khác

Tặng phẩm hữu nghị Lào-Việt
13/10/2022
967 lượt xem
Tấm áo Bạch Liên của Bác Hồ
02/05/2020
3.409 lượt xem
Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi