Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Khu di tích Kim Liên trang trọng tổ chức Lễ giỗ bà Hà Thị Hy - Bà Nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 08:31 15/10/2023
Lượt xem: 596

Trưa 14/10 (nhằm ngày 30/8 âm lịch), Khu di tích Kim Liên đã tổ chức lễ giỗ bà Hà Thị Hy - Bà nội chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm (xóm Sen 2, xã Kim Liên).

Về tham dự lễ giỗ gồm có:
- Đ/c Nguyễn Bảo Tuấn - Giám đốc Khu di tích Kim Liên;
- Đ/c Trần Thanh Hải - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng uỷ xã Kim Liên;
- Đ/c Nguyễn Quang Lộc - Chủ tịch UBND xã Kim Liên;
- Đ/c Nguyễn Thị Hường - Bí thư Chi bộ xóm Sen 2;
- Ông Nguyễn Sinh Hiển - Cùng bà con dòng họ Nguyễn Sinh;
- Ông Nguyễn Huy Minh - Đại diện dòng họ Hà tại xã Kim Liên;
- Cùng các đồng chí lãnh đạo phòng ban, cán bộ viên chức Khu di tích Kim Liên.
 

 
 
 
Bà Hà Thị Hy thuộc thế hệ thứ 10 của dòng họ Hà ở xã Kim Liên. Bà sinh năm Giáp Ngọ (1834) là con gái đầu lòng của cụ Hà Cần - một gia đình nông dân hiếu học ở thôn Mậu Tài, xã Gia Lạc, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đường, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ bà có tư chất thông minh, được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ chu đáo. Lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na, giỏi giang công việc đồng áng, dệt vải và nội trợ, có vốn hiểu biết văn hoá văn nghệ dân gian. Đặc biệt, là bà thông thạo chữ Hán, có năng khiếu và say mê hát phường vải. Mặc dù có nhiều người đã đánh tiếng dạm hỏi nhưng mãi đến năm 28 tuổi (1861) bà mới nhận lời kết hôn với ông Nguyễn Sinh Nhậm (còn gọi là Nguyễn Sinh Vượng), một người trong dòng họ Nguyễn Sinh ở xóm Phụ Đầm, làng Kim Liên. Cuối năm Nhâm Tuất 1862, hai ông bà sinh được 1 cậu con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc (sau này là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
 

 
Năm Ất Sửu (1865), ông Nguyễn Sinh Nhậm bệnh nặng qua đời, khi cậu bé Sắc mới lên 3 tuổi. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một mình bà vừa nuôi con nhỏ, vừa lao động sản xuất nên bà lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời khi mới tròn 33 tuổi (1867). Nhân dân trong làng đưa thi hài của bà an táng tại phần đất của gia đình ở xứ Cồn Thần, Đồng Sen, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên).
Năm 1942, ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh) sau nhiều năm bị tù đày đã được trả tự do về quê sinh sống. Với hiểu biết sâu sắc về thiên văn, địa lý, phong thuỷ đã chọn được vị trí đẹp trên núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ, xã Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang) cùng bà con dòng họ đưa hài cốt của bà nội và thân mẫu lên an nghỉ vĩnh hằng. Thuở ấy, phần mộ của bà Hy được đắp bằng đất và đá núi.
Đến tháng 10/1989, hướng tới 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (cháu nội ưu tú của bà) Khu di tích Kim Liên phối hợp với họ đại tôn Nguyễn Sinh xây lại ngôi mộ tại vị trí cũ bằng gạch và bê tông khang trang đẹp đẽ để nhớ ơn công lao của bà.
Phần mộ của bà Hà Thị Hy được đặt trong quần thể Khu mộ bà Hoàng Thị Loan. cảnh quan khu mộ được bố trí hài hoà, tạo điều kiện thuận lợi để du khách về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh được tới thăm viếng, thắp nén  hương thơm, dâng bó hoa tươi bày tỏ tấm lòng thành kính và sự biết ơn sâu sắc đối với bà nội Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngọc Nguyên

Khu di tích Kim Liên

Các bài viết khác

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi