Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 8h00 đến 11h30. Thứ 2 và thứ 6 đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Nhận thức rõ ý nghĩa nhân văn của phong trào hiến máu tình nguyện, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh Hà Nam luôn tích cực hưởng ứng phong trào. Nhiều cá nhân điển hình xuất hiện trong phong trào hiến máu tình nguyện như: đoàn viên Vũ Trần Tùng Anh 13 lần tham gia hiến máu; đoàn viên Trần Đức Ngọc hơn 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện…
Với ý nghĩa “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, bếp ăn từ thiện ấp Bình Điện, xã Bình Tịnh, Huyện Tân Trụ, Long An được thành lập với 15 thành viên nhằm phục vụ miễn phí bữa ăn cho các bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện.
Nguyễn Quốc Dần sinh năm 1985, quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Là con cả trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên anh sớm ý thức được trách nhiệm của mình. Năm 2003, tốt nghiệp cấp 3, anh theo người quen ra Quảng Ninh học nghề lò và được về làm việc tại Phân xưởng Khai thác Than 5, Đảng bộ Công ty Than Dương Duy thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh.
Anh Nguyễn Duy Khanh hiện là Giám đốc hợp tác xã trồng cây ăn quả có múi, bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Trong khi nhiều địa phương trong cả nước đang loay hoay giải quyết vấn nạn rác thải thì tại Ninh Thuận, rác thải không những được xử lý triệt để mà còn trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Không chỉ xử lý rác theo một quy trình không đốt, không chôn lấp, mà rác còn được máy móc thu gom cả trên bờ và dưới biển, biến rác thành những sản phẩm có ích phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày của con người. Cha đẻ của dây chuyền xử lý rác và các loại máy móc thu gom rác thải này là kỹ sư cơ khí Trần Đình Minh - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Sản xuất Nam Thành; ông được người dân địa phương gọi là “Ông Minh Rác”.
Là Giám đốc Bưu điện tỉnh Yên Bái - một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo và lạc hậu, chị Nguyễn Thị Thanh Hương luôn trăn trở, tâm huyết, học tập và cống hiến.
Với lòng thành kính các bậc vĩ nhân, hiền tài đất nước, nghệ nhân Nguyễn Trọng Hà, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã dồn hết tâm huyết tự mình đắp tượng các vĩ nhân: Vua Hùng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ… ngay trong vườn nhà mình để lưu giữ, tuyên truyền, giáo dục con cháu trong gia đình và thế hệ trẻ.
Bà Nguyễn Thị Oanh ở Bắc Ninh, có hơn 50 năm gắn bó với nghề tranh Đông Hồ, có vai trò to lớn trong việc lưu truyền, bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống của gia đình, của quê hương, góp phần bảo tồn bản sắc độc đáo của Văn hóa Việt Nam. Bà luôn tâm nguyện: “Tôi chỉ mong sao dòng tranh dân gian Đông Hồ vẫn luôn tồn tại trong dòng chảy phát triển của đất nước, bởi ở đó thể hiện những nét tinh hoa, giá trị văn hoá độc đáo…”
Ông Bùi Văn Nỏm (nguyên Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn) cư trú ở phố Hữu Nghị, thị trấn Vụ Bản là người tham gia tích cực trong sưu tầm, bảo tồn nghệ thuật hát dân ca Mường như: Hát Thường Rang - Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên. Ông lặn lội tìm đến những bậc cao niên, những người còn nắm giữ các giai điệu, các câu hát Mường cổ để ghi chép, ghi hình, tuyên truyền vận động các nghệ nhân tham gia; tổ chức các cuộc giao lưu hát để tạo hiệu ứng trong Mường - trong Làng,… thu hút được hàng trăm nghệ nhân hưởng ứng, nhiều cụ 80, 90 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia.
Cô Nguyễn Thị Mảnh, sinh năm 1964, ở ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cô là giáo viên, đồng thời tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ xã từ năm 2016.