Đăng ký tham quan

Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:

Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại:
024.38463757/

Trân trọng cảm ơn

Thông qua thuyết minh đề tài nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 07:11 06/08/2021
Lượt xem: 734

Sáng ngày 5/8/2021, tại sở Khoa học và Công nghệ đã diễn ra Hội nghị Giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2021, thông qua thuyết minh đề tài “Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các lại hình di sản văn hóa phi vật thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế”.

Toàn cảnh Hội nghị

 
Tham gia Hội nghị có 9 thành viên hội đồng là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu do TS. Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ tịch; Ban Chủ nhiệm đề tài đến từ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin. ThS. Lê Thùy Chi – Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế - chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt nội dung thuyết minh.
 
Hội nghị đã nghe 02 ý kiến phản biện đến từ PGS.TS. Đỗ Bang – Hội khoa học lịch sử tỉnh, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh – Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, cũng như những ý kiến của các thành viên khác trong hội đồng.
 
Đề tài nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế là đề tài cấp tỉnh, được Bảo tàng Hồ Chí Minh đề xuất, thực hiện trong thời gian 02 năm (2021-2023), nhằm xác minh, thống kê, sưu tầm các di sản phi vật thể về Người; tiến tới bảo tồn, phát huy làm phong phú di sản văn hóa liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền về giá trị di sản Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế. Mục tiêu cụ thể nhằm xác minh, thống kê, sưu tầm và hệ thống hóa tài liệu liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế. Xây dựng được Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Nghiên cứu di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài tương đối mới, các công trình nghiên cứu sâu về đề tài này trên cả nước và trong tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay vẫn chưa có. Tuy nhiên, trong dòng chảy văn hóa, văn nghệ dân gian, cũng như trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tại các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề văn hóa phi vật thể lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đặt ra và từng bước sưu tầm, tập hợp trong tác tác phẩm đã xuất bản, hay các sưu tập tại bảo tàng. Đề tài khoa học nhằm tiếp cận và đi sâu vào nghiên cứu các nội dung chính: Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế; Thẩm định, lập hồ sơ khoa học các di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sưu tầm; Đề ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy giá trị kết quả đề tài nghiên cứu khoa học. Những nội dung nghiên cứu chính hình thành nên những sản phẩm khoa học có trị lý luận và thực tiễn, ứng dựng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
 
Qua lịch sử vấn đề nghiên cứu có thể thấy rằng, di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế khá phong phú, tuy nhiên chưa được hệ thống hóa, thống kê, lập hồ sơ khoa học và chưa được định hướng bảo tồn và phát huy một cách đầy đủ. Với chức năng là cơ quan nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế” và xác định đây là yêu cầu cấp thiết, những nhiệm vụ khoa học đề xuất trong đề tài cần được tiến hành ngay, nếu để muộn, những nhân chứng lịch sử sẽ không còn nữa; quá trình trao truyền di sản sẽ bị mai một và đứt gẫy. Đồng thời đây cũng là yêu cầu cấp bách của ngành di sản trong quá trình kiểm kê, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thừa Thiên Huế.
 
Đề tài hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản Hồ Chí Minh ở Huế; bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần đặc biệt về Người, phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa; học tập, nghiên cứu về thân thế sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như thực hiện một cách có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục di sản về Người đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Các bài viết khác

Mua vé trực tuyến
Đặt vé ngay
Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin

Gửi