Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
“Bác Hồ với Hoàng thân Xuphanuvông” là bức tranh đầy tâm huyết, là tác phẩm được vẽ nên từ cảm xúc của tôi sau chuyến đi Lào cũng như từ tình yêu của tôi đối với nước Lào, với đồng bào dân tộc Lào nói chung và Hoàng thân Xuphanuvông nói riêng. Bức tranh được tôi vẽ trong 2 năm từ 2010 đến 2012.
"Nắng mưa không đợi trời cho/ Người làm ra nước sức to hơn trời" là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi muốn sử dụng để đặt tên cho bức tranh của tôi vẽ về Bác và chủ đề nông nghiệp.
Để phác họa chân dung Bác Hồ một cách chân thực nhất, họa sĩ Đỗ Mạnh Cương đã đọc rẩt nhiều sách viết về Bác, những câu chuyện kể về cuộc đời của Bác. Những câu chuyện đó là nguồn cảm hứng nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo giúp cho họa sĩ hình dung và thể hiện Bác qua những nét vẽ cụ thể.
Ấp ủ 10 năm, bộ tranh cổ động về Bác Hồ đã được họa sĩ Lê Nhường hoàn thành với tâm huyết và tình cảm của người lính dành cho Bác Hồ kính yêu. Để sáng tác và hoàn thành bộ tranh này người họa sĩ ấy vẫn luôn ấp ủ những ý tưởng nghệ thuật của riêng mình. Đặc biệt, sau khi Bác Hồ qua đời, họa sĩ đã quyết tâm phải vẽ về Bác, thể hiện tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược quân sự thiên tài của dân tộc Việt Nam.
Họa sĩ Lê Huy Trấp sinh năm 1929 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống hội họa, ngay từ thời còn học phổ thông ông đã say mê vẽ chân dung Bác Hồ. Một trong những bức tranh vẽ Bác đẹp nhất của ông ngày ấy đã được thầy hiệu trưởng treo trang trọng trong phòng làm việc của mình. Sau này, được gặp Bác hai lần, họa sĩ cảm thấy đây là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với mình.
"Bác Hồ đã ở trong tôi ngay từ thuở ấu thơ, gần gũi như lời ru, như cánh đồng, như dòng sông mỗi ngày tắm mát… Và vì lẽ đó, trên mỗi nẻo đường cuộc đời, tôi luôn thấy Bác trong từng cảnh ngộ, từng con người mà tôi mến yêu, trân trọng…". Đó là những lời tự bạch của họa sĩ Phạm Lung - họa sĩ sáng tác rất nhiều tranh về Bác Hồ. Đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài lớn nhất đối với ông trong suốt hành trình hội hoạ của Phạm Lung.
Bức tranh có hình vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi” được treo trang trọng trên nóc Nhà thông tin thành phố, số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có mặt gần 40 năm nay. Hình ảnh Bác tươi cười hiền hậu ôm em bé bố cục ở chính giữa, bên phải là hình chữ S biểu tượng của bản đồ Việt Nam thống nhất. Nền trắng của tranh là hình chim bồ câu ngậm cành ô liu, mắt chim bồ câu là vầng sao sáng dẫn đường, là Thủ đô Hà Nội, màu cờ Tổ quốc.
Chiều ngày 8/5/2019, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Đoàn cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ tiếp nhận và trồng hơn 2000 cây hoa lưu niệm tại khu vực cổng Bảo tàng do Chi đoàn Khu di tích Kim Liên - Nghệ An trao tặng.
Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5), hướng tới hoạt động của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) với chủ đề “Bảo tàng là trung tâm văn hóa: Tương lai của truyền thống”
Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 149/DSVH-BT gửi các bảo tàng trong Hệ thống bảo tàng Việt Nam đã định hướng hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2019.