Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Trong năm 2020, để giúp nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai, Tổ dân vận Ấp 2, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tích cực vận động nhân dân cùng với các cơ quan, ban, ngành địa phương giúp dân dựng lại các cọc tiêu với 39 ngày công; tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trong ấp và tặng 180 suất quà với tổng trị giá trên 12 triệu đồng; duy trì thăm hỏi 01 hộ nghèo, người già neo đơn, hỗ trợ 130.000đ/tháng; tuyên truyền vận động nhân dân tự nguyện hiến gần 4.200m2 đất, đóng góp hơn 111 triệu đồng để làm đường bê tông...
Nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu xóm Lũng Tiến, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phù hợp với trồng dâu nuôi tằm, Trưởng xóm Nông Văn Hoàn cùng với lãnh đạo, đoàn thể đến từng nhà vận động bà con chuyển đổi diện tích ruộng bậc thang thiếu nguồn nước sang trồng dâu nuôi tằm.
Xóm Rặc Rậy, xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có 99,5% là hộ nghèo, đường đi lại khó khăn, các hộ dân nơi đây vẫn duy trì đời sống theo hướng tự cung, tự cấp. Nếu tăng gia, sản xuất được muốn mang đi bán, họ thường phải đi bộ 2 tiếng mới tới chợ. Hiểu sự khát khao của người dân muốn có con đường để đi lại thuận lợi hơn, với vai trò là Bí thư chi bộ, ông Triệu Đình Phin đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động làm đường vào xóm, được nhân dân đồng tình ủng hộ: đóng góp trên 20 triệu đồng mua vật liệu, máy xay xát, 1.500 ngày công lao động làm đường xóm dài 1,5 km, rộng 1,5 m.
Hồng Vân là một xã thuần nông ở huyện Thường Tín, có nghề trồng hoa, cây cảnh kết hợp với kinh tế, thương mại, dịch vụ. Đảng ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy những lợi thế, khắc phục mọi khó khăn, xây dựng quy hoạch phù hợp với điều kiện của từng thôn.
Cô giáo Vũ Thị Hà Thanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Gia Lộc - ngôi trường có bề dày thành tích - cái nôi nuôi dưỡng, đào tạo bao thế hệ học sinh giỏi cấp quốc gia và cũng là nơi bồi dưỡng nhiều thế hệ giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường THCS Phú Đình đã tổ chức triển khai, quán triệt các chuyên đề học tập và làm theo Bác đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong Chi bộ.
Hơn 10 năm qua, Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Đoài luôn bám sát cơ sở, kết nối, vận động các nguồn tài trợ, làm 100 nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ông Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1961, đảng viên Chi bộ Khu phố 3, thị trấn Giồng Trôm rất tích cực vận động các mạnh thường quân xây dựng cầu, đường, nhà tình thương, quà cho học sinh nghèo…
Là Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu, nơi có hơn 90% là đồng bào người dân tộc Hà Nhì, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, chị Pờ Mỳ Lế luôn xác định vai trò và trách nhiệm của mình. Chị đã thường xuyên lăn lộn với cơ sở, cùng ăn cùng ở với người dân, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con, cùng tập thể lãnh đạo chính quyền địa phương và người dân xây dựng quê hương biên giới ngày một phát triển.
“Làm việc gì có lợi cho dân thì mình cứ làm”, đó là phương châm của đồng chí Nguyễn Thị Thiết - Bí Thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn 10 Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.