Các bạn có thể đăng ký tham quan trực tuyến bằng cách điền vào các thông tin sau và gửi cho chúng tôi:
Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bẩy, Chủ Nhật: Sáng từ 8h00 đến 12h00; Chiều từ 14h00 đến 16h30. Thứ Hai và thứ Sáu: Đóng cửa
Tính năng này Bảo tàng đang triển khai và hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Để mua vé tham quan Bảo tàng, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 024.38463757/
Trân trọng cảm ơn
Bà Nguyễn Thị Oanh ở Bắc Ninh, có hơn 50 năm gắn bó với nghề tranh Đông Hồ, có vai trò to lớn trong việc lưu truyền, bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống của gia đình, của quê hương, góp phần bảo tồn bản sắc độc đáo của Văn hóa Việt Nam. Bà luôn tâm nguyện: “Tôi chỉ mong sao dòng tranh dân gian Đông Hồ vẫn luôn tồn tại trong dòng chảy phát triển của đất nước, bởi ở đó thể hiện những nét tinh hoa, giá trị văn hoá độc đáo…”
Ông Bùi Văn Nỏm (nguyên Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn) cư trú ở phố Hữu Nghị, thị trấn Vụ Bản là người tham gia tích cực trong sưu tầm, bảo tồn nghệ thuật hát dân ca Mường như: Hát Thường Rang - Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên. Ông lặn lội tìm đến những bậc cao niên, những người còn nắm giữ các giai điệu, các câu hát Mường cổ để ghi chép, ghi hình, tuyên truyền vận động các nghệ nhân tham gia; tổ chức các cuộc giao lưu hát để tạo hiệu ứng trong Mường - trong Làng,… thu hút được hàng trăm nghệ nhân hưởng ứng, nhiều cụ 80, 90 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia.
Cô Nguyễn Thị Mảnh, sinh năm 1964, ở ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cô là giáo viên, đồng thời tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ xã từ năm 2016.
Là một người con của đồng bào dân tộc Pa Cô trên địa bàn huyện miền núi còn rất nhiều khó khăn, cô Hồ Thị Him giáo viên trường Mầm non xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn thực hiện tốt việc nuôi, dạy các cháu mầm và nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, vươn lên làm kinh tế giỏi.
Với bản tính dám nghĩ, dám làm, người phụ hồ Đinh Ngọc Khương ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã thành công với mô hình nuôi gà lạnh đẻ trứng và trở thành “ông trùm” của mô hình này trên địa bàn tỉnh.
Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được thành lập vào tháng 9/2018 chuyên sản xuất dược liệu và cung cấp cây giống, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây dược liệu cho nông dân trong và ngoài tỉnh.
Ông Chamaléa Ninh - Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Kiền Kiền 2, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận luôn tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân hưởng ứng các phong trào: giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; nuôi nhốt gia súc xa khu dân cư; quyên góp ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo; vận động, hướng dẫn bà con tham gia các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao năng suất cây trồng, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Không nản chí sau nhiều lần thất bại, ông Nguyễn Văn Sáu, Hội viên chi Hội Nông dân ấp Bình Hoà, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng khóm Queen kết hợp nuôi cá để tăng thu nhập.
Anh Nguyễn Trọng Bằng - người làm mô hình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo - Giám đốc công ty TNHH Minh Đức, xã Công Lý, Lý Nhân, Hà Nam là một tấm gương vừa làm kinh tế giỏi, vừa tích cực trong công tác nhân đạo, tương trợ, giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Với tính cần cù trong lao động, ông Lâm Thanh Bình, ấp Bào Hầm, xã Quách Phẩm luôn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong nuôi trồng để tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng quê hương.